Thứ ba, ngày 13/5/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
“Bức tử” rừng Hoài Ân
20:14', 21/8/ 2011 (GMT+7)

Từng ngày, từng đêm, gỗ từ các cánh rừng ở Hoài Ân vẫn ngã xuống và chảy về xuôi. Trước vấn nạn phá rừng ngày càng tinh vi và khốc liệt, các cơ quan chức năng của huyện chừng như bất lực…

Kỳ I: Rừng Hoài Ân trong cơn lốc tàn phá

So với các huyện như: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh thì diện tích rừng ở Hoài Ân ít hơn và trữ lượng gỗ quý hiếm cũng không nhiều, nhưng lại bị tàn phá một thời gian dài mà các cơ quan chức năng hầu như không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu…

 

Rừng đầu nguồn ở làng T1 bị tàn phá.

 

Muôn nẻo gỗ đổ về xuôi

Gỗ được khai thác đi qua Hoài Ân gồm đủ các nhóm (từ nhóm I đến nhóm VIII), từ các cánh rừng: Ân Tường Tây, Ân Tường Đông, Ân Hữu, Đăk Mang, Bok Tới, Ân Nghĩa, thậm chí ở các khu vực khác ngoài huyện như: An Toàn (An Lão), Vĩnh Kim (Vĩnh Thạnh) hoặc Cát Sơn (Phù Cát)… Thông thường, gỗ khai thác được di chuyển, tập kết ở các bìa rừng thuộc địa phận: Ân Nghĩa, Ân Tường Tây, Bok Tới, Đăk Mang…; hoặc được giấu trong nhà các hộ dân ở đây. Sau đó, vào thời điểm thích hợp, gỗ sẽ được chuyển bằng xe gắn máy, cộ cải tiến, xe đạp, thậm chí là bằng ô tô để về các xưởng cưa, trại mộc ở Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ. Lâm tặc chọn con đường đi qua Hoài Ân để đưa gỗ về xuôi là do địa hình ở đây khá phức tạp, dễ tẩu tán và trốn thoát khi bị truy đuổi.

Lâm tặc ở Hoài Ân rất manh động và tinh vi. Chúng cử người canh chừng tại Hạt và các trạm kiểm lâm trên địa bàn huyện. Thậm chí nhà ở của cán bộ kiểm lâm cũng luôn được lâm tặc dõi mắt đến. Ngày cũng như đêm, chúng luôn bám sát từng động thái của kiểm lâm, từ đó thông báo cho đồng bọn bằng điện thoại di động để chuyển gỗ về hoặc “ém gỗ” lại chờ thời cơ. Trước đây, gỗ thường chuyển theo con đường từ thôn Nghĩa Điền xuống thôn Kim Sơn rồi qua Gò Loi (Ân Tường); tuyến khác, từ thôn Phú Ninh xuống thôn Phú Hữu, hoặc phải vòng qua dốc Bà Bơi xuống thôn Phú Hữu, thôn Ân Sơn. Hiện nay, còn có một con đường khác là gỗ được tập kết ở thôn Tân Thịnh (Ân Tường Tây) rồi chuyển qua con đường mới mở nối liền Phù Mỹ - Hoài Ân. Chính vì sự phức tạp của địa bàn và có quá nhiều con đường để đi lại nên lực lượng kiểm lâm không thể ngăn chặn nổi. Chỉ cần biết kiểm lâm truy quét, ngăn chặn con đường nào thì lâm tặc sẽ chuyển hướng sang đi con đường khác. Chị Nguyễn Thị T, ở thôn Tân Thịnh (Ân Tường Tây), cho biết: “Nhà tôi ở gần đường nên tôi chẳng còn lạ gì cái cảnh từng đoàn xe gắn máy từ 5 đến 10 chiếc chở gỗ chạy qua. Thông thường thì họ chuyển gỗ vào lúc 12 giờ trưa, chạng vạng tối và thời điểm nửa đêm về sáng. Gỗ được gác lên xe máy, không cần buộc dây, nếu bị kiểm lâm truy đuổi thì họ sẵn sàng hất gỗ xuống đường và bỏ chạy…”.

 

Gỗ được vận chuyển công khai giữa ban ngày ở Ân Nghĩa.

 

Phần nổi của tảng băng…

Theo báo cáo của ngành Kiểm lâm huyện Hoài Ân thì từ đầu năm 2011 đến nay, Hạt Kiểm lâm đã truy bắt, lập biên bản 57 vụ vi phạm (trong đó, 47 vụ vô chủ và 10 vụ có chủ). Tạm giữ và xử lý lâm sản các loại tổng cộng là 22,64m3;  trong số này có 2,326m3 gỗ quý hiếm, 18,667m3  gỗ thường, 1,647m3 gỗ tròn thông thường và 310kg trắc đen. Phương tiện bị thu giữ gồm 42 chiếc mô tô, 6 chiếc ô tô, 10 cái máy cưa, 2 chiếc cộ cải tiến… thu nộp vào tài khoản tạm giữ là trên 323,5 triệu đồng! Tuy nhiên, số gỗ, phương tiện mà kiểm lâm thu giữ chỉ là một phần rất nhỏ.

Trong 5 ngày đi thực tế tại địa bàn Hoài Ân, chúng tôi đã cố theo chân các xe chở gỗ lậu. Thị trấn Tăng Bạt Hổ quá nhỏ hẹp trước “tai mắt” của lâm tặc nên những người làm báo như chúng tôi chẳng thể giấu được thân phận. Ngay đêm đầu “xuất hành” đi mục kích sở thị vào lúc nửa đêm theo tuyến đường lên Ân Tường Tây, Bok Tới, chúng tôi đã thất bại. Anh L, người dân ở Ân Tường Tây, cho hay: “Ngày nào cũng vậy, tầm 12 giờ trưa, nửa đêm là lâm tặc vận chuyển gỗ trên xe gắn máy chạy ầm ầm qua đây. Thế nhưng, chẳng hiểu sao hôm nay chẳng có chiếc nào…”. Sáng hôm sau, một người bạn cho biết: “Đêm qua, lâm tặc chở gỗ qua xóm nhà tôi rất nhiều, tôi thấy lạ vì lâu nay đâu có chuyện này…”. Hóa ra, đoán chắc lực lượng chức năng sẽ siết chặt khi có nhà báo về nên lâm tặc đã thay đổi cung đường vận chuyển. Đêm 16.8, tôi chạy chiếc xe Win mượn của ngành Kiểm lâm rời khỏi nhà khách của Chi cục thuế Hoài Ân, lập tức một số thanh niên bám theo phía sau. Tôi thong thả chạy đến quán cà phê Bằng Lăng, cố tình để chiếc xe ngoài cửa quán, sau đó bí mật gọi điện cho anh bạn ở địa phương lấy xe khác chở lên Ân Tường Tây. Với chút mẹo vặt như thế, chúng tôi đã thoát khỏi sự theo dõi của tai mắt lâm tặc và có dịp chứng kiến việc vận chuyển gỗ lậu. Họ chở gỗ đi cả nhóm và phóng xe bạt mạng trên đường bê tông thuộc thôn Tân Thịnh, sau đó ra đường mới Phù Mỹ - Hoài Ân.

 

Gỗ lậu và các loại phương tiện vận chuyển bị kiểm lâm Hoài Ân thu giữ trong 6 tháng đầu năm 2011.

 

Phá rừng trên diện rộng

Trước đây, lâm tặc chỉ phá rừng để khai thác các loại gỗ quý. Nhưng hiện nay, rừng Hoài Ân không chỉ bị phá bởi các đối tượng này mà còn bị các hộ dân ở địa phương tàn phá, đốt để làm nương rẫy. Nguy hiểm hơn, nhiều người đã lợi dụng vào các dự án để phá rừng. Chúng tôi có mặt ở khu vực rừng phòng hộ có tục danh Suối Nước Dừng, thuộc làng T1, xã Bok Tới. Tại đây, hàng loạt cây to đã bị cưa máy đốn hạ và đốt cháy nham nhở trong khi tiếng cưa máy vẫn gầm rít suốt ngày.

Ở xã Bok Tới, chúng tôi đã được Chủ tịch UBND xã Đinh Văn Nghin tiết lộ: “Xã có khoảng 10.000 ha rừng, trong đó có khoảng 200 ha rừng phòng hộ, chủ yếu phân bổ ở các làng T4, T5, T1, T2… Những năm qua, rừng ở đây đã bị tàn phá khá nhiều…”.

 

Một cây gỗ đã được đốn hạ nhưng chưa kịp chuyển ra ngoài rừng.

 

Trong tháng 8 này, đã xảy ra một vụ phá rừng khiến nhà đầu tư cũng như các cấp lãnh đạo huyện phải đau đầu và chưa tìm ra hướng giải quyết. Được UBND tỉnh cấp phép, Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Sản xuất Thịnh Phú (gọi tắt là Công ty Thịnh Phú) được thuê 173,38 ha đất tại các khoảnh 3 và 4 thuộc tiểu khu 139 A xã Ân Tường Tây trong thời hạn 50 năm để trồng rừng. Công ty này tiến hành làm con đường dài hơn 10 km nối liền thôn Tân Thịnh (xã Ân Tường Tây) đến khu đất thuê rồi tiến hành phát quang để sản xuất. Tuy nhiên, ngày 24.7, hàng trăm hộ dân ở thôn Tân Thịnh đã kéo vào khu vực này yêu cầu Công ty Thịnh Phú dừng việc phát và đốt vì sợ ảnh hưởng đến nguồn nước suối Lâm là nguồn tưới hơn 200 ha lúa canh tác 2 vụ của 3 thôn Tân Thạnh, Tân Thịnh, Tân Thành.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, con đường do Công ty Thịnh Phú mở ra đã tạo điều kiện cho một số hộ dân ở gần đó vào tự ý chặt phá, đốt rừng để trồng rừng cho riêng mình. Chính những cá nhân tự ý phá rừng này đã “đụng” đến rừng phòng hộ đầu nguồn suối Lâm. Ông Võ Trọng Thu, Chủ tịch UBND xã Ân Tường Tây, cho biết: “Việc Công ty Thịnh Phú sản xuất trên diện tích mà họ được cấp phép là đúng. Tuy nhiên, khi tiến hành phát quang, đốt rừng, Công ty Thịnh Phú nên tránh các khoảnh rừng đang tái sinh. Hiện tại, UBND xã cũng đã xác định được 22 đối tượng đã lợi dụng công trình của Công ty Thịnh Phú để khai thác rừng trái phép nhằm trục lợi cho riêng mình và nhất là khai thác trúng rừng phòng hộ đầu nguồn để xử lý…”.

  • Công Tâm

Kỳ II: Nhận diện “lâm tặc” và giải pháp ngăn chặn

Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Mùa hoa ngâu  (14/08/2011)
Buông neo cho Tổ quốc  (11/08/2011)
Đất học Hoài Ân  (10/08/2011)
Cây chuối trên đất trung du  (07/08/2011)
Bay ra Bạch Hổ  (03/08/2011)
Anh công nhân sáng tạo  (30/07/2011)
Theo dấu rùa biển  (24/07/2011)
Chỉ là bước khởi đầu  (23/07/2011)
Săn hải sâm  (17/07/2011)
Tác giả của những thiết kế “đặc chủng”  (16/07/2011)
Trường Sa – Tổ Quốc nơi đầu sóng  (15/07/2011)
Chuyện một người đàn ông mê nón ngựa  (15/07/2011)
Xà lách xoong theo phong cách Quy Nhơn  (13/07/2011)
Bánh mì ở Quy Nhơn  (10/07/2011)
Ghi chép ở cụm thi Quy Nhơn   (05/07/2011)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn