Các tuyến du lịch trọng điểm ở Bình Định
15:2', 2/3/ 2007 (GMT+7)

Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về kế hoạch triển khai Chương trình hành động phát triển du lịch (CTHĐPTDL) giai đoạn 2006 - 2010. Báo Bình Định xin giới thiệu về các tuyến du lịch (DL) trọng điểm trên địa bàn tỉnh đã được đề ra trong CTHĐPTDL của tỉnh.

 

Nhà thủy tạ là một trong số những hạng mục vừa được xây dựng tại khu du lịch Hầm Hô. Ảnh: B.L

 

CTHĐPTDL Bình Định có mục tiêu chung là tập trung phát triển nhanh và bền vững để đến năm 2010 DL trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Định theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xứng đáng với vai trò là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và điều chỉnh quy hoạch phát triển DL của tỉnh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, tỉnh sẽ tập trung quy hoạch và đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ DL cùng các khu DL trọng điểm, tạo ra các loại hình và sản phẩm DL đặc thù, có sức cạnh tranh cao.

Định hướng chung về phát triển các loại hình và sản phẩm DL Bình Định là ưu tiên tập trung phát triển DL sinh thái, DL văn hóa - lịch sử; đồng thời kết hợp đa dạng với các sản phẩm DL khác. Vì vậy, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng 3 tuyến DL trọng điểm như sau:

* Tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu gắn với TP Quy Nhơn: Phát triển loại hình DL văn hóa - lịch sử, tắm biển, nghỉ dưỡng. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các khu DL đã được quy hoạch trên tuyến này. Xây dựng và tổ chức khai thác các khu, điểm DL ở Ghềnh Ráng, điểm số 1 đường Quy Nhơn - Sông Cầu, Vũng Chua, Xuân Vân, Bãi Xép, Bãi Dại, đảo yến và các điểm hoạt động thể thao mạo hiểm biển, đảo. Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống khách sạn cao cấp, các trung tâm thương mại, nhà hàng ẩm thực văn minh, hiện đại để phục vụ khách DL. Đầu tư nâng cấp các di tích văn hóa - lịch sử (tháp Đôi, Bảo tàng tổng hợp, Ghềnh Ráng...) Từng bước xây dựng, chỉnh trang TP Quy Nhơn theo hướng xanh, sạch, đẹp; tăng cường các dịch vụ phục vụ DL... để Quy Nhơn xứng đáng là một thành phố DL trong tương lai.

* Tuyến Quy Nhơn - An Nhơn- Tây Sơn và vùng phụ cận: Phát triển loại hình DL sinh thái, lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề. Khai thác tối đa thế mạnh di tích Tây Sơn kết hợp với các cụm di tích nghệ thuật văn hóa Chăm; gắn tuyến DL này với chiến lược khai thác tuyến hành lang Đông - Tây. Tiếp tục đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh Bảo tàng Quang Trung và quần thể di tích Tây Sơn, cùng các di tích lịch sử gắn với lễ hội Tây Sơn, võ thuật Tây Sơn - Bình Định. Tổ chức khảo sát, khai quật, hội thảo, triển khai quy hoạch và từng bước trùng tu, tôn tạo một số hạng mục ở thành Đồ Bàn, thành Hoàng Đế.

Từng bước trùng tu, tôn tạo hệ thống tháp Chăm, kết hợp đầu tư cơ sở hạ tầng, gắn với trồng rừng cảnh quan, bảo vệ môi trường ở các tháp. Xây dựng nhà trưng bày hiên vật văn hóa Chăm, xây dựng dự án nghiên cứu và đề nghị UNESCO công nhận hệ thống tháp Chăm Bình Định là di sản văn hóa thế giới. Quy hoạch, xây dựng các khu DL sinh thái như danh thắng Hầm Hô, thắng cảnh hồ Núi Một, Định Bình, Vĩnh Sơn, Hội Vân... Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, xây dựng một số làng văn hóa dân tộc trên tuyến DL này.

* Tuyến Quy Nhơn - Tam Quan, trọng điểm là tuyến Phương Mai - Núi Bà, gắn với vùng phụ cận đầm Thị Nại, đầm Đề Gi: Phát triển loại hình DL sinh thái, nghỉ dưỡng biển chất lượng cao, gắn với DL văn hóa, lịch sử. Đầu tư xây dựng khu di tích Núi Bà. Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng một số khu DL trọng điểm hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế ở Vĩnh Hội, Tân Thanh, Hải Giang, Nhơn Lý, Trung Lương... tạo bước đột phá thu hút khách DL. Quy hoạch và kêu gọi đầu tư xây dựng một số khu DL ven đầm Thị Nại dọc theo tuyến cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội, gắn với khôi phục cảnh quan rừng ngập mặn, bảo vệ môi trường đầm Thị Nại. Quy hoạch xây dựng một số cảng chuyên dùng cho tàu DL nội tỉnh...

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ DL; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến DL; tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực phục vụ DL; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về DL; kêu gọi cộng đồng giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển DL bền vững.

  • Nguyên Vũ
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Du lịch VN hấp dẫn các nhà đầu tư thế giới  (15/02/2007)
Bảo tàng Quang Trung: Mở cửa nhà rông Bana  (21/02/2007)
Hầm Hô đón khách du xuân   (13/02/2007)
Nhơn Phú - Hồn quê trong phố  (09/02/2007)
Chất lượng dịch vụ và phục vụ là ưu thế cạnh tranh  (02/02/2007)
Vững vàng trên đường phát triển   (26/01/2007)
Tôi đi “săn” đông trùng hạ thảo  (19/01/2007)
Một chuyến “quá giang” với Tây ba lô  (14/01/2007)
Vận hội mới của Du lịch Bình Định  (08/01/2007)
Quy Hòa - một điểm du lịch đặc biệt   (05/01/2007)
Nhà Cổ và những lời yêu thương bật lên ngọt ngào  (31/12/2006)
Những chuyển biến tích cực  (29/12/2006)
Quy Hòa - một điểm du lịch đặc biệt  (24/12/2006)
Những điểm tựa để cất cánh  (22/12/2006)
Chốn lạ ở lưng chừng Quy Nhơn  (21/12/2006)