Tháng Giêng đi lễ chùa
9:28', 10/3/ 2007 (GMT+7)

Trong tiết tháng Giêng ấm áp, vãn cảnh một ngôi chùa nổi tiếng, thắp  nén nhang lễ Phật, cầu cho gia đình được bình yên, hạnh phúc... là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Chính vì vậy, tham quan du lịch kết hợp hành hương và đi lễ chùa là loại hình du lịch được nhiều người ưa chuộng trong dịp đầu năm.

 

Trên dòng suối Yến - chùa Hương. Ảnh: Ngọc Phan

 

Ở Bình Định, trong dịp rằm tháng Giêng, các ngôi chùa nổi tiếng về kiến trúc, cảnh quan… luôn đông đảo khách thập phương, nhất là ở chùa Long Khánh, chùa Hàm Long (TP Quy Nhơn); chùa Thập Tháp, chùa Nhạn Sơn (An Nhơn); chùa Linh Phong (Phù Cát); chùa Hang (Phù Mỹ)… Đặc biệt, ở chùa Bà (Tuy Phước) vào đầu tháng 2 Âm lịch năm nào cũng tổ chức lễ hội vía Bà, thu hút nhiều “thiện nam tín nữ” khắp nơi trong tỉnh đến dự hội, cầu phúc…

Ở nước ta, hầu như địa phương nào cũng có những ngôi chùa được xem là danh lam cổ tự, gắn với những huyền thoại văn hóa - lịch sử của đất nước hoặc địa phương; nhiều ngôi chùa được xếp hạng di tích cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố. Trong đó có 2 điểm hành hương, tham quan du lịch được xem là điểm đến thú vị nhất là núi Yên Tử ở xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Ngoài nét đẹp của những kiến trúc cổ kính, cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ, lễ hội ở 2 điểm đến nói trên được tổ chức hàng năm từ tháng Giêng đến giữa tháng ba Âm lịch nên rất thuận lợi cho du khách bố trí thời gian hành hương, tham quan.

Danh thắng Hương Sơn hay còn gọi là chùa Hương với quần thể di tích hòa quyện giữa non xanh nước biếc, những ngôi chùa cổ kính và nhiều hang động chứa đầy những bí ẩn của thiên nhiên kỳ thú. Đặc biệt nhất là động Hương Tích, được lưu danh Nam Thiên đệ nhất động, góp phần làm cho chùa Hương trở thành một điểm hành hương lý tưởng. Khởi hành từ bến Đục, đi thuyền theo dòng suối Yến, du khách sẽ được đắm mình trong phong cảnh sơn thủy tuyệt vời. Sau khi tham quan đền Trình, thuyền cập bến Trò để du khách theo đường núi lên thăm chùa Thiên Trù, vốn được mệnh danh “bếp trời nơi hạ giới” với đường nét kiến trúc độc đáo giữa đại ngàn Hương Sơn xanh ngát một màu. Sau đó du khách tiếp tục tham quan động Hương Tích cùng nhiều ngôi chùa và hang động khác ở khu danh thắng này. Thời gian chỉ trong một ngày thật khó để cảm nhận hết vẻ đẹp của chùa Hương, nhưng cũng đủ để thấy rằng đất nước mình đẹp xiết bao…

Đối với du khách ở Bình Định, trong thời điểm này nếu tham gia các tour miền Bắc được tổ chức bởi các đơn vị lữ hành như: Hải Âu, Vietravel, Công Đoàn, Miền Trung… sẽ có dịp tham quan chùa Hương, núi Yên Tử và nhiều điểm đến hấp dẫn khác. Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của vùng Đông Bắc nước ta, núi Yên Tử cao khoảng 1.068m, vốn là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt thưở trước, là nơi phát tích của Thiền phái Trúc Lâm. Quần thể di tích Yên Tử rất rộng, ở đây hiện có 11 ngôi chùa và hàng trăm am, tháp, với các ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hoa Yên, chùa Đồng, chùa Bí Thượng, chùa Suối Tắm… Đặc biệt, du khách không thể bỏ qua Lễ hội Đền Hùng (được tổ chức vào ngày mùng mười tháng ba hàng năm), bởi đây là dịp hành hương về với cội nguồn dân tộc.

  • Ngọc Phan - Nguyên Vũ
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Các tuyến du lịch trọng điểm ở Bình Định  (02/03/2007)
Du lịch VN hấp dẫn các nhà đầu tư thế giới  (15/02/2007)
Bảo tàng Quang Trung: Mở cửa nhà rông Bana  (21/02/2007)
Hầm Hô đón khách du xuân   (13/02/2007)
Nhơn Phú - Hồn quê trong phố  (09/02/2007)
Chất lượng dịch vụ và phục vụ là ưu thế cạnh tranh  (02/02/2007)
Vững vàng trên đường phát triển   (26/01/2007)
Tôi đi “săn” đông trùng hạ thảo  (19/01/2007)
Một chuyến “quá giang” với Tây ba lô  (14/01/2007)
Vận hội mới của Du lịch Bình Định  (08/01/2007)
Quy Hòa - một điểm du lịch đặc biệt   (05/01/2007)
Nhà Cổ và những lời yêu thương bật lên ngọt ngào  (31/12/2006)
Những chuyển biến tích cực  (29/12/2006)
Quy Hòa - một điểm du lịch đặc biệt  (24/12/2006)
Những điểm tựa để cất cánh  (22/12/2006)