Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có thế mạnh về DL dịch vụ
19:30', 10/7/ 2010 (GMT+7)

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh là Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định với tổng diện tích 27.879km2, dân số khoảng 6,5 triệu người (năm 2009) với chuỗi đô thị đang phát triển nằm trải dài trên 558km bờ biển; đó là cố đô Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và các khu kinh tế biển Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội. Các dự án DL dịch vụ tại đây sẽ tạo sự kết nối phát triển giữa trục kinh tế biển duyên hải với Tây Nguyên và tiểu vùng sông Mekong. Sự kết nối này được hình thành dưới các mô hình đầu tư DL theo hướng DL từ miền núi - trung du - biển, hải đảo dưới dạng SL sinh thái, môi trường kết nối với DL văn hóa, lịch sử theo con đường di sản của miền Trung và các nước tiểu vùng sông Mekong.

Do sự kết nối ngày càng hoàn chỉnh của các trục đường Đông - Tây cũng như sự đầu tư mạnh mẽ vào các vùng dọc hành lang kinh tế Đông - Tây ở phía Bắc (qua Lao Bảo) và ở phía Nam (qua Bờ Y), một cung DL qua các vùng địa lý tự nhiên cũng như các di sản văn hóa thế giới trên các vùng lãnh thổ sẽ được tạo ra.

Theo Hiệp hội Các tổ chức du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA), năm 2009, lượng khách DL đến Campuchia khoảng 2 triệu người, đến Lào 800 ngàn người, đến Myanmar 200 ngàn, đến Việt Nam 3,7 triệu người và đặc biệt là đến Thái Lan khoảng 14 triệu người. Lượng khách khá lớn như vậy sẽ làm tăng thêm số lượng và chất lượng DL trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây.

Ngày nay, khách DL có thể đi một vòng từ Thái Lan, Lào đến Lao Bảo qua miền Trung Việt Nam và từ đó lên Tây Nguyên, qua Bờ Y đến tam giác phát triển Đông Dương, sang Campuchia theo hành lang kinh tế Đông - Tây phía Nam. Theo vòng cung DL đó, du khách có thể thưởng ngoạn thiên nhiên hùng vĩ và nền văn hóa đầy bản sắc dân tộc của các nước tiểu vùng sông Mekong.

DL dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào nền kinh tế, an toàn xã hội, chất lượng dịch vụ khách hàng và khả năng tài chính. Bởi vậy, sự tuyên tuyền, quảng bá và sự hợp lý trong dịch vụ đầu tư, sự ổn định xã hội sẽ tăng thêm giá trị và sự hấp dẫn của các khu vực liên kết. Phát triển DL dịch vụ theo các trục hành lang kinh tế Đông - Tây sẽ tạo nên sự kết nối và hội nhập kinh tế-xã hội giữa các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng sông Mekong.

. Trích từ DNSG cuối tuần

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bình Định nỗ lực phát huy tiềm năng, lợi thế   (07/07/2010)
Khám phá hòn sẹo   (04/07/2010)
Tạo sự chuyển biến về nhiều mặt   (03/07/2010)
Cơ hội hợp tác và phát triển du lịch Bình Định  (26/06/2010)
Cần bước đều cả hai chân  (20/06/2010)
Về thăm đình cổ, đất Tuồng…  (12/06/2010)
Cần tập trung phát triển du lịch  (30/05/2010)
Chưa đi chưa biết Ninh Bình…  (22/05/2010)
Danh thắng Ghềnh Ráng  (18/05/2010)
“Thiên đường du lịch biển, đảo”  (15/05/2010)
Tăng cường quảng bá thu hút du khách   (09/05/2010)
Về Hầm Hô “trốn” nóng  (02/05/2010)
Nhiều chương trình chào mừng ngày Lễ 30.4 và 1.5   (25/04/2010)
Về bến sông Trăng  (22/04/2010)
Du lịch tàu biển trở lại  (18/04/2010)