Festival trên miền đất Võ
8:45', 28/3/ 2008 (GMT+7)

Để tỏ lòng tri ân người anh hùng áo vải sau những biến động đau đớn của lịch sử, người dân Tây Sơn - Bình Định đã có cách "giữ lửa" cho riêng mình. Nhà Tây Sơn đã nhập vào từng câu hát bội, từng làn điệu dân ca bài chòi, đã hóa thân vào từng thế võ.

Cứ vào ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch, một cuộc hành hương của người Bình Định và vùng Tây Sơn thượng đạo về Phú Phong - quê hương của anh em Quang Trung - Nguyễn Huệ để hành lễ. Năm nay, tỉnh Bình Định đã nâng lễ hội truyền thống này thành một Festival mang tầm quốc gia.

 

Mộ thi sĩ  Hàn Mặc Tử trên Đồi Thi Nhân (Ghành Ráng-Quy Nhơn)

 

Một nhà văn của Bình Định đã ví von quê mình bằng một hình ảnh "đất võ trời văn". Có lẽ không có câu nào chính xác hơn thế. Bình Định là miền đất võ thì không có gì phải bàn cãi nữa: "Con gái Bình Định cầm roi đi quyền" mà! Còn nói đây là mảnh đất của văn chương thì không phải ai cũng tường.

Cha đẻ của hát bội - nhà thơ, nhà viết tuồng Đào Tấn là quê Tuy Phước, Bình Định. Mảnh đất này cũng là nơi sinh ra nhà thơ lớn Xuân Diệu, nơi ươm mầm những tài năng xuất sắc cho nền thi ca dân tộc như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn, Yến Lan. Nơi đây, Trịnh Công Sơn đã viết những ca khúc hay nhất của đời mình... Bấy nhiêu đó đủ để gọi tên "trời văn" trên miền đất võ được rồi.

Tại Bình Định hiện nay, có hàng chục võ đường nổi tiếng trong cả nước với những võ sư tên tuổi một thời. Dịp Festival đầu tiên này sẽ là nơi gặp gỡ, giao lưu của nhiều làng võ nổi tiếng của Bình Định. Song có lẽ, ấn tượng nhất vẫn là các thế võ đã được truyền đời từ thời Tây Sơn.

Chị Võ Thị Thuận, người phụ nữ mảnh mai, phụ trách tổ biểu diễn võ thuật của Bảo tàng Quang Trung, suốt mấy chục năm qua đã chinh phục du khách trong và ngoài nước bằng những động tác điêu luyện khi thể hiện trên 12 chiếc trống, gọi là "trống trận Quang Trung".

Cả một thế giới trận mạc như dồn tụ về 12 chiếc trống này, lúc dập dồn thúc trận, khi vui nhộn thu quân. Trong dịp Festival này, một cuộc biểu dương tinh thần thượng võ của người Bình Định sẽ được triển khai một cách hệ thống và bài bản.

Những nhà tổ chức dự định sẽ có cuộc hội ngộ giữa những người yêu văn chương nghệ thuật với các nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng trong nước ngay tại đồi Ghềnh Ráng - nơi Hàn Mặc Tử yên giấc hơn 60 năm qua.

Lần theo dấu chân của Đào Tấn, của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên... khách thập phương sẽ hình dung ra phần nào về mảnh đất đã sản sinh và nuôi dưỡng những tài năng lớn cho đất nước.

Những món ăn nổi tiếng nhưng vô cùng dân dã của người Bình Định cũng được dịp xuất hiện tại Festival này. Cuộc hành hương về miền đất võ sẽ kéo dài trên một không gian rộng lớn từ vùng Tây Sơn cho đến miền duyên hải. Qua từng vùng đất, du khách lại có dịp chiêm ngưỡng những ngọn tháp Chàm nghìn tuổi trầm mặc với thời gian.

. Theo Lao Động

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
“DỌN NHÀ” ĐÓN FESTIVAL   (28/03/2008)
Xây dựng các công trình phục vụ Festival Tây Sơn- Bình Định  (23/03/2008)
“Hình ảnh lá cờ đào đã đem đến cho tôi nhiều cảm hứng”  (23/03/2008)
Hứa hẹn hoành tráng Festival Tây Sơn-Bình Định 2008   (21/03/2008)
Sẽ giới thiệu nhiều ngành nghề, món ăn trong và ngoài tỉnh  (16/03/2008)
“Hội Làng nghề truyền thống và Ẩm thực” với nhiều tiết mục đậm chất dân gian   (11/03/2008)
Phô diễn vẻ đẹp làng nghề truyền thống  (10/03/2008)
Đề nghị tăng chuyến bay từ TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đến sân bay Phù Cát trong dịp Lễ hội Festival Tây Sơn - Bình Định  (06/03/2008)
Ngày chủ nhật xanh và ATGT hướng đến Festival Tây Sơn 2008  (03/03/2008)
Tập trung phục vụ cho Festival Tây Sơn - Bình Định 2008  (01/03/2008)
Quy định người phát ngôn về Festival Tây Sơn - Bình Định 2008  (24/02/2008)
Ngày chủ nhật xanh và ATGT hướng đến Festival Tây Sơn 2008  (21/02/2008)
Hàng ngàn người tham gia Lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa   (12/02/2008)
Kỷ niệm 219 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa  (12/02/2008)
Sôi động trước thềm Festival  (02/02/2008)