FESTIVAL TÂY SƠN-BÌNH ĐỊNH:
Kích cầu du lịch và thương mại
19:7', 30/5/ 2008 (GMT+7)

Tỉnh Bình Định đang hướng về festival Tây Sơn-Bình Định 2008 với những nỗ lực cao nhất. Cùng với việc khẩn trương hoàn thành các công trình phục vụ festival, chỉnh trang đô thị, nhiều hoạt động tuyên truyền quảng bá về lễ hội này cũng đang được xúc tiến mạnh mẽ.

Festival chính là một dịp để quảng bá, thu hút, tự giới thiệu mình với bè bạn gần xa, và cũng là một kiểu "kích cầu" trong du lịch và thương mại. Festival là hình thái lễ hội nhằm "cô đặc" những điểm du lịch, lan tỏa những "mạng" du lịch với nhiều sắc thái khác nhau, và phát hiện những tiềm năng của ngành bấy lâu còn ẩn giấu. Nếu du lịch là hoạt động thường niên, theo mùa, theo tour, theo nhu cầu du khách, thì festival chính là một hoạt động nhằm thu hút, quy tụ những hình thái du lịch khác nhau về cùng "một mối" và trong một thời điểm. Vào dịp festival du khách có thể tham quan các làng nghề, vừa đi chùa vừa đi chợ, viếng các Tháp Chàm, ăn nem chợ Huyện và uống rượu Bàu Đá, thưởng thức trống trận Quang Trung và xem Tuồng cổ, học cách làm đồ gốm và cả học…võ trong các lò võ, làng võ nổi tiếng của đất võ Bình Định như An Thái, Thuận Truyền, An Vinh.

 

Cầu Thị Nại sẽ là điểm thu hút khách trong dịp Festival Tây Sơn-Bình Định 2008.

 

Bình Định là miền đất mang những nét văn hóa đặc sắc lưu truyền từ hàng nghìn năm nay, trong quá khứ thường xuyên diễn ra những giao thoa và tiếp biến văn hóa, tạo nên một bức tranh toàn cảnh độc đáo về văn hóa bản địa. Vùng Tây Sơn hạ đạo và Tây Sơn thượng đạo mà tâm điểm là Bảo tàng Quang Trung sẽ là một điểm nhấn trong festival này. Thực tế cho thấy tiềm năng du lịch của Bình Định không hề kém so với một số địa phương khác nhưng du khách vẫn chưa biết nhiều về vùng đất này. Festival Tây Sơn-Bình Định chính là một Lễ hội "kích cầu" để du khách có dịp biết nhiều đến vùng đất đầy những bí ẩn văn hoá, thắng cảnh thiên nhiên và danh nhân nổi tiếng.

Sự cởi mở phóng khoáng của người đất Võ chính là một lợi điểm của du lịch. Sự thân thiện, lịch sự, hiếu khách của người dân địa phương bao giờ cũng là món quà quí mà du khách sẽ lưu giữ sau mỗi lần đến thăm.

Điểm du lịch nổi bật nhất dĩ nhiên là khu Bảo tàng Quang Trung ở Tây Sơn. Đây là một trong vài ba khu Bảo tàng đẹp nhất nước ta hiện nay. Với hệ thống đường sá khá tốt, từ "điểm lớn" Bảo tàng Quang Trung đến một "điểm lớn" khác là KKT Nhơn Hội du khách chỉ mất hơn 1 giờ ngồi xe. Cầu vượt biển Quy Nhơn-Nhơn Hội cũng sẽ là một điểm thu hút du khách.

Festival Tây Sơn-Bình Định nếu được tổ chức tốt sẽ trở thành một Lễ hội mà những ai có "máu du lịch" trong nước cũng như những du khách nước ngoài không thể bỏ qua. Vấn đề bây giờ là phải giới thiệu, quảng bá như thế nào để chương trình festival Tây Sơn-Bình Định được nhiều người biết đến. Lãnh đạo tỉnh đang có kế hoạch tổ chức họp báo tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội để giới thiệu về fsetival, phối hợp với Đài Truyền hình VN và các báo để tuyên truyền về những hoạt động của festival Tây Sơn Bình Định. Hoạt động của các cơ quan truyền thông đại chúng sẽ góp phần quan trong vào sự thành công của festival.

  • Thu Thảo

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bình Định – vùng đất giàu lợi thế   (26/05/2008)
Thêm hai công trình điểm tô cho thành phố  (25/05/2008)
BẢO TÀNG QUANG TRUNG - ĐIỂM NHẤN CỦA FESTIVAL TÂY SƠN - BÌNH ĐỊNH   (19/05/2008)
BẢO TÀNG QUANG TRUNG - ĐIỂM NHẤN CỦA FESTIVAL TÂY SƠN - BÌNH ĐỊNH   (19/05/2008)
Tích cực chuẩn bị đón khách  (17/05/2008)
Dựng đền thờ trên quê hương nữ tướng   (03/05/2008)
Còn chút phân vân  (01/05/2008)
Làng nghề đón Festival  (01/05/2008)
Dựng hộp đèn tuyên truyền Festival Tây Sơn - Bình Định 2008  (01/05/2008)
Tôn vinh phụ nữ các miền đất Võ   (24/04/2008)
Dấu ấn của một Bình Định giàu tiềm năng và truyền thống văn hóa  (19/04/2008)
TUYÊN TRUYỀN CHO FESTIVAL CẦN QUAN TÂM YẾU TỐ HƯỚNG NGOẠI   (18/04/2008)
Tích cực chuẩn bị các điều kiện cho Festival Tây Sơn-Bình Định 2008   (18/04/2008)
“Hội làng nghề sẽ được tổ chức sinh động và hấp dẫn”   (16/04/2008)
Một cuộc hành hương về miền đất Võ  (14/04/2008)