Đêm thơ-nhạc trên đồi Thi Nhân-Ghềnh Ráng:
Một điểm nhấn của Festival Tây Sơn-Bình Định
20:8', 15/7/ 2008 (GMT+7)

Không phải các nhà tổ chức bày đêm thơ-nhạc này cho “có mâm có bát” mà Bình Định muốn giới thiệu hai khuôn mặt thi ca độc đáo của Thơ Mới, một người được sinh ra tại Bình Định-thi sĩ Xuân Diệu và một người thì sự nghiệp thơ ca “chói lòa” ngay tại mảnh đất này-thi sĩ Hàn Mặc Tử.

 

Mộ Hàn Mặc Tử-nơi sẽ diễn ra đêm thơ-nhạc của lễ hội. (Ảnh: Đào Tiến Đạt).

 

Bình Định còn có nhóm “Bàn thành tứ hữu” gồm Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Quách Tấn và Yến Lan, bốn nhà thơ này mỗi người một vẻ và họ đã đóng góp cho văn học những tác phẩm xuất sắc. Thế nhưng, các nhà tổ chức chỉ chọn có hai nhà thơ (Xuân Diệu không thuộc nhóm này) để giới thiệu với công chúng nhân festival lần đầu tiên này. Giải thích cho sự chọn lựa ấy, nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Định, “chủ xị” của đêm thơ- nhạc cho biết: “Xuân Diệu là “ông hoàng của Thơ Mới”, sinh ra ở Gò Bồi, Tuy Phước, Bình Định còn Hàn Mặc Tử, tuy không phải là người con của Bình Định nhưng chính mảnh đất này đã nuôi dưỡng tâm hồn ông để chúng ta có được những tác phẩm hết sức độc đáo của ông. Chúng tôi chọn hai nhà thơ này là đúng với tinh thần của lễ hội: “Hội tụ và phát triển”.

Ghềnh Ráng, nơi có nấm mộ của Hàn Mặc Tử, “mặt quay ra biển Đông. Biển chói lòa như thơ anh và giông bão tựa đời anh” (Chế Lan Viên) từng được tỉnh Bình Định “qui hoạch” làm nơi yên nghỉ của tất cả các nhà thơ Bình Định khi qua đời. Vì vậy, Ghềnh Ráng còn mang thêm một cái tên khác: đồi Thi Nhân. Tối mùng 2.8, đêm thơ-nhạc về hai nhà thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử sẽ được tổ chức ngay tại ngọn đồi này. Một số tác phẩm xuất sắc của hai nhà thơ sẽ được các nghệ sĩ ngâm thơ từ Hà Nội như nghệ sĩ Phan Muôn và các nghệ sĩ của Quy Nhơn diễn ngâm. Những thi phẩm phổ nhạc của hai nhà thơ cũng sẽ được ca sĩ đang “hot” như Quang Dũng trình bày. Theo dự kiến của ban tổ chức, đêm thơ-nhạc này còn có sự tham dự và trình bày những ý kiến đánh giá mới nhất về Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử của các nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Trần Đăng Khoa, Ngô Thế Oanh, Trần Thị Huyền Trang và nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn.

Đêm thơ-nhạc tại đồi Thi Nhân sẽ là một mảng màu khác trong bức tranh nhiều màu sắc của lễ hội, vì vậy nó trở thành một điểm nhấn của Festival Tây Sơn-Bình Định năm 2008 này.

  • Trần Đăng

 

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cơ bản về đích  (15/07/2008)
Góp ý Festival Tây Sơn - Bình Định 2008   (15/07/2008)
Sống lại những làng nghề  (13/07/2008)
Festival Tây Sơn - Bình Định 2008: Cho những dòng sông đều chảy   (11/07/2008)
Tích cực chuẩn bị đón Festival  (10/07/2008)
Rực sáng chủ nghĩa anh hùng và truyền thống văn hiến   (10/07/2008)
Tiến hành tuyên truyền cổ động trực quan trong toàn tỉnh về Festival  (08/07/2008)
Phát động hưởng ứng Festival Tây Sơn-Bình Định 2008  (08/07/2008)
Hội tụ hương sắc quê nhà  (05/07/2008)
Ngành Du lịch tất bật đón Festival  (05/07/2008)
Ngành Du lịch tất bật đón Festival  (05/07/2008)
Chỉnh trang đô thị “đón” Festival  (03/07/2008)
Tác phẩm nghệ thuật bằng gỗ hoành tráng trưng bày tại Festival  (03/07/2008)
“Sẽ cố gắng đem đến cho người xem nhiều cảm xúc”  (28/06/2008)
Hội nghị triển khai công tác phục vụ Festival Tây Sơn - Bình Định 2008  (28/06/2008)