HỘI CHỢ TRIỂN LÃM TRONG FESTIVAL TÂY SƠN - BÌNH ĐỊNH 2008:
Trên 400 gian hàng của các đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia
20:31', 28/7/ 2008 (GMT+7)

(BĐ) - Chiều qua (27.7), Hội chợ triển lãm (HCTL) trong Festival Tây Sơn - Bình Định 2008 đã chính thức khai mạc. Đến dự lễ khai mạc có các đồng chí: Vũ Hoàng Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng đông đảo các đại biểu và nhân dân.

HCTL trong Festival Tây Sơn - Bình Định 2008 diễn ra từ ngày 27.7 đến ngày 3.8, thu hút trên 400 gian hàng của các đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia. Trong đó, “Hội làng nghề truyền thống” đã thu hút trên 50 làng nghề thủ công truyền thống trong và ngoài tỉnh trưng bày, giới thiệu sản phẩm và trình diễn các kỹ thuật chế tác sản phẩm bằng phương thức thủ công truyền thống, như nấu rượu Bầu Đá, chằm nón, dệt vải thổ cẩm, khảm xà cừ, tiện gỗ mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, sản xuất các loại bánh truyền thống, dệt lưới trủ…

Chương trình Ẩm thực gồm các hoạt động như: chế biến tại chỗ các món ăn đặc sản Bình Định: Bún tôm, chình mun (Phù Mỹ); bánh xèo Mỹ Cang, nem chả Chợ Huyện (Tuy Phước); chim mía, dé bò (Tây Sơn); bún cá, bánh hỏi lòng heo (Quy Nhơn); bánh tai vạc, bánh đúc, bánh ít lá gai...

Ngoài ra, một số tỉnh, thành trong khu vực cũng đã tham gia giới thiệu những sản vật đặc sắc của địa phương mình, như cơm hến, cơm niêu, bún bò (Thừa Thiên Huế); mì Quảng, cao lầu, cơm gà, bê thui (Quảng Nam); gỏi lá (Kon Tum); sò huyết đầm Ô Loan, ghẹ đầm Cù Mông (Phú Yên); don (Quảng Ngãi)... Đặc biệt, Chương trình Ẩm thực còn thêm phần hấp dẫn với “Hội Bia Quy Nhơn”, do Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Quy Nhơn tổ chức.

  • Ngọc Thái 

Một số hình ảnh tiêu biểu trình diễn nghề truyền thống của các làng nghề ở Bình Định tại Hội chợ triển lãm:

Trình diễn nấu rượu Bàu Đá của làng nghề Bàu Đá (xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn).

Nghề đúc đồng ở Bằng Châu (Thị trấn Đập Đá, An Nhơn).

Nghề tiện gỗ ở Nhơn Hậu (An Nhơn).

Nghề chằm (làm) nón ở Gò Găng (huyện Phù Cát).

Nghề làm Nón Ngựa ở Phú Gia (xã Cát Tường, Huyện Phù Cát).

Nghề đan tre ở xã Mỹ Tài (huyện Phù Mỹ).

Đan các sản phẩm mũ, xách... bằng sợi cói ở Cát Tiến (Phù Cát).

Nghề đan võng tàu thơm ở Phước Hiệp (Tuy Phước).

Nghề dệt chiếu cói ở Tuy Phước.

Nghề dệt thổ cẩm ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh.

Nghề làm cồng chiêng ở thôn Mỹ Thạnh, xã Nhơn Phúc (An Nhơn).

Sản xuất lưới trủ (đánh bắt cá) ở Phù Mỹ.

Trình diễn nghề rèn ở Phương Danh (Đập Đá, An Nhơn).

Nghề dệt thảm xơ dừa ở Tam Quan (Hoài Nhơn).

  • Ảnh: Văn Lưu
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
20 thí sinh được chọn vào vòng chung kết  (28/07/2008)
Khai mạc Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật Dân gian Truyền thống Việt Nam  (28/07/2008)
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH TẠI FESTIVALTÂY SƠN - BÌNH ĐỊNH 2008   (28/07/2008)
Đi trong một “đại tiệc” hoa  (28/07/2008)
Khai mạc Liên hoan Sinh vật cảnh lần thứ 5  (27/07/2008)
Thời sự Festival Tây Sơn - Bình Định 2008  (26/07/2008)
Tăng cường bảo vệ ANTT tại Festival Tây Sơn - Bình Định   (26/07/2008)
Bánh tráng nước dừa kỷ lục Việt Nam   (25/07/2008)
Đi tìm người đẹp thượng võ   (25/07/2008)
Mai Phương Thúy "diễn" tuồng   (24/07/2008)
Cẩm nang du lịch Bình Định-Món quà nhỏ cho mùa Festival (*)   (24/07/2008)
Điểm hẹn nghệ thuật  (24/07/2008)
Phân luồng giao thông một số tuyến đường trong nội thành Quy Nhơn  (24/07/2008)
Tạo không khí sôi động trước thềm Festival  (24/07/2008)
Ai về Bình Định mà coi…   (23/07/2008)