Thứ bảy, ngày 29/3/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Chí sĩ Tăng Bạt Hổ:
Sống mãi trong lòng dân
14:3', 14/4/ 2012 (GMT+7)

Tượng đồng Tăng Bạt Hổ phác thảo từ bức chân dung lần đầu tiên tìm thấy, đặt tại đền thờ ông.

Dường như mỗi một làng quê, vùng đất đều in đậm dấu ấn của những người con ưu tú tiêu biểu có tài trí, đạo đức sáng ngời, trở thành niềm tự hào cho bao thế hệ. Làng quê dệt lụa An Thường rất tự hào đã sinh ra một người con ưu tú cho đất nước: nhà yêu nước Tăng Bạt Hổ…

Người con ưu tú

Tăng Bạt Hổ (tự là Sư Triệu, hiệu là Điền Bát) tên thật là Tăng Doãn Văn, sinh ngày 19 tháng 7 năm 1858, tại làng An Thường nay là thôn An Thường 2, xã Ân Thạnh. Chào đời chỉ mấy tháng trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, lớn lên trong thời kỳ đất nước trải qua những biến động lịch sử dữ dội, tuổi trẻ Tăng Bạt Hổ đã phải chứng kiến cảnh nhà Nguyễn hèn nhát từng bước đầu hàng rồi dâng toàn bộ đất nước ta cho thực dân Pháp.

Là một người thông minh lại sớm có lòng yêu nước và hun đúc ý chí cứu dân, cứu nước, mười bốn tuổi, Tăng Bạt Hổ đã tham gia kháng chiến chống Pháp dưới ngọn cờ của Mai Xuân Thưởng - nhân vật trọng yếu trong phong trào Cần Vương ở Bình Định vào những năm cuối thế kỷ XIX. Hưởng ứng Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi kêu gọi sĩ phu cùng nhân dân đứng lên kháng chiến chống Pháp, Tăng Bạt Hổ ra sức chiêu tập anh hào, rèn đúc vũ khí, xây dựng chiến khu chống Pháp tại quê hương Kim Sơn, vùng rừng núi có địa thế hiểm trở.

Ở tỉnh ta bấy giờ phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh và dần dần quy tụ dưới ngọn cờ lãnh đạo của Mai Xuân Thưởng. Tăng Bạt Hổ đã liên kết với lực lượng của Mai Nguyên soái và được giao nhiệm vụ giữ mặt trận phía Bắc Bình Định. Thực dân Pháp và triều đình Nguyễn cử Nguyễn Thân và Trần Bá Lộc, hai tên đại Việt gian, đem quân đàn áp phong trào kháng chiến ở Bình Định. Đầu năm 1886, Tăng Bạt Hổ cử hai tướng là Bùi Điền và Đỗ Duyệt đem quân giao chiến với Nguyễn Thân nhưng bị thất bại trước thế lực của địch. Không dễ khuất phục lòng yêu nước của chàng thanh niên quả cảm, Tăng Bạt Hổ tiếp tục chiêu mộ nghĩa binh, củng cố lực lượng kháng chiến. Nhiều trận đánh ác liệt đã diễn ra giữa nghĩa quân với quân của Nguyễn Thân. Trước thế mạnh của địch, hầu hết các chiến lũy của nghĩa quân đều bị phá vỡ. Đầu năm 1887, Nguyễn Thân kéo đại quân triệt phá mật khu Kim Sơn, vây bắt Tăng Bạt Hổ song âm mưu đó không thực hiện được.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Thanh Thắng (người đứng đầu) và các đại biểu dâng hương tại lễ khánh thành tượng chí sĩ Tăng Bạt Hổ, ngày 10.9.2011.

 

Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp nhưng ý chí cứu nước không hề bị suy giảm, thui chột, Tăng Bạt Hổ xuất dương sang Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Nga, Nhật để tìm đường cứu nguy cho dân tộc. Năm 1903, ông về nước; năm sau ông đưa đường cho Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính sang Nhật Bản, tổ chức phong trào Đông Du. Năm 1905, ông về nước đem theo bài văn “Khuyến thanh niên du học” của Phan Bội Châu truyền bá, cổ động.

Ngày 16.1.2009, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến thăm viếng Đền thờ Tăng Bạt Hổ, đã xúc động viết:  “Chúng ta mãi mãi học tập và noi gương vị anh hùng Tăng Bạt Hổ, nhà yêu nước vĩ đại, người muốn cứu dân cứu nước khỏi ách ngoại xâm”.

Dưới chiếc áo thầy thuốc, Tăng Bạt Hổ đi khắp nơi tìm người cùng chí hướng. Năm 1906, trên đường từ Nam ra Huế ông lâm bệnh nặng rồi mất trong một chiếc thuyền trên sông Hương, để lại trong lòng các đồng chí của ông và nhân dân niềm tiếc thương vô hạn.

Có thể nói, Tăng Bạt Hổ là nhân vật số hai sau Phan Bội Châu, là linh hồn, người khai sáng phong trào Đông Du ở nước ta vào cuối thế kỷ XIX. Là chí sĩ của phong trào Cần Vương và Đông Du, mộ phần Tăng Bạt Hổ hiện nằm ở Bến Ngự, Huế cạnh mộ phần Phan Bội Châu và các chí sĩ yêu nước khác cùng thời.

Sống mãi trong lòng dân

Ngày 10.9.2011, Sở VH-TT&DL Bình Định và huyện Hoài Ân đã khánh thành tượng chí sĩ Tăng Bạt Hổ được đúc bằng đồng, do nhà điêu khắc Lâm Quang Nới thực hiện phỏng theo chân dung Tăng Bạt Hổ lần đầu tiên được tìm thấy tại Nhật Bản. Ông Nguyễn Hạnh, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Xưa và Nay, cơ quan chủ trương chương trình “Mỗi người một giọt đồng đúc tượng danh nhân”, cho biết: “Đây là bức chân dung đầu tiên và duy nhất về chí sĩ Tăng Bạt Hổ do người Nhật ký họa, được các nhà nghiên cứu Nhật Bản sưu tầm, tặng lại cho chúng ta”.

Về quê hương Tăng Bạt Hổ, chúng tôi càng cảm nhận rõ ràng hơn sức sống của vị anh hùng này trong lòng dân, đó là minh chứng thuyết phục nhất cho vai trò lịch sử của ông đối với quê hương, đất nước”.

Đền thờ Tăng Bạt Hổ tại làng An Thường 2 , Ân Thạnh.

Đối với người Hoài Ân, “sự kiện” tìm được chân dung chí sĩ Tăng Bạt Hổ cũng như nhiều tài liệu quý bổ sung, khẳng định vai trò, công trạng lịch sử của ông đối với dân tộc, có ý nghĩa tinh thần to lớn, thiêng liêng. Tăng Bạt Hổ đã trở thành biểu tượng yêu nước của đất và người Hoài Ân; hậu duệ Tăng Bạt Hổ - họ Tăng ở Hoài Ân tiếp tục sản sinh những người con nghĩa nhân, thành đạt, dù sống tại quê hương hay ở xa luôn phát huy lòng tự hào tự tôn dòng họ, cùng góp phần xây dựng phát triển nước nhà.

Ngày 24.9.2009, ông Tăng Văn Tý, cán bộ công tác tại Thanh tra Chính phủ - hậu duệ cụ Tăng Doãn Văn - trong chuyến đến thắp hương đền thờ cụ, đã ký thác: “Cháu rất tự hào mình mang họ Tăng, họ Tăng đã sinh ra người con ưu tú như cụ. Mong cụ dõi theo và phù hộ con cháu họ Tăng chăm lo bồi dưỡng tài đức, phụng sự Tổ quốc như con đường cụ đã đi”.

Còn tại quê nhà An Thường, trong khu vườn xưa nơi Tăng Doãn Văn cất tiếng khóc chào đời là Đền thờ Tăng Bạt Hổ trang nghiêm, “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước, kính trọng tiền nhân cho các thế hệ trẻ và là nơi nhân dân quanh vùng đến chiêm bái, tri ân. Hàng năm, vào ngày 27 tháng Chạp, nhân dân trong làng lại đều đặn tổ chức giỗ ông theo nghi thức giỗ truyền thống, dâng những sản vật mộc mạc của vùng đất trung du tưởng nhớ một vị tổ tiên chung thiết thân của mọi nhà.

Trong quyển “Việt Nam Nghĩa Liệt Sử”, tiểu sử Tăng Bạt Hổ được Phan Bội Châu nêu lên trên hết; quyển “Kỷ Niệm Lục” Phan Bội Châu thuật chuyện Tăng Bạt Hổ đầu tiên. Bài “Văn tế trận vong chiến sĩ” của cụ Hoài Nam - Nguyễn Trọng Cẩn (1897 - 1947), danh nhân văn hóa đất Quảng Bình nói về Tăng Bạt Hổ: “Đoàn ứng nghĩa Cần Vương ra đứng trước, nào Phan Đình Phùng, nào Hoàng Hoa Thám, len lỏi trong miền sơn cước, đạn vô tình cam thịt nát xương tan! Đảng xuất dương Cách Mệnh nối theo sau, nào Tăng Bạt Hổ, nào Phan Bội Châu, lênh đênh ngoài cõi trùng dương, thân vô định mặc bèo trôi sóng dạt!”.

  • SAO LY
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Những “báu vật ” của làng  (14/04/2012)
Văn chỉ Hoài Ân - ghi dấu mạch nguồn hiếu học  (14/04/2012)
Bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống  (14/04/2012)
Tháng 4 này, về trung du…  (14/04/2012)
Thơ  (14/04/2012)
Anh vẫn về trong ngày vui hôm nay  (14/04/2012)
Mênh mang ngày hội  (14/04/2012)
Theo dấu phù sa  (14/04/2012)
Quê hương trong mắt trẻ  (14/04/2012)
Dòng suối Nghĩa Nhơn  (14/04/2012)
Ký ức về một trận đánh lịch sử  (14/04/2012)
Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ và nhân dân Hoài Ân vững bước đi lên  (13/04/2012)
Giải phóng Hoài Ân cổ vũ quân dân Bình Định nổi dậy đánh bại hoàn toàn chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ - ngụy  (13/04/2012)
Hoài Ân tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng vào xây dựng quê hương  (13/04/2012)
Cùng bạn đọc  (13/04/2012)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn