* Vị trí địa lý:
Khu kinh tế Nhơn Hội nằm trên Bán đảo Phương Mai, tỉnh Bình Định:
|
Một góc bán đảo Phương Mai |
- Tọa độ: 13045' đến 14001' vĩ độ Bắc, 109011' đến 109017' kinh độ Đông
- Diện tích tự nhiên: Khoảng 12.000 ha
- Giới cận: Phía Bắc giáp Núi Bà, phía Đông và Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp đầm Thị Nại.
Bao gồm các xã:
- Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải và khu vực 9 phường Hải Cảng thuộc Thành phố Quy Nhơn.
- Thôn Huỳnh Giảng, xã Phước Hòa thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn huyện Tuy Phước; xã Cát Tiến, thôn Phú Hậu và thôn Chánh Hữu, xã Cát Chánh, thôn Vĩnh Hội và thôn Tân Thanh, xã Cát Hải, huyện Phù Cát.
* Hiện trạng sử dụng đất:
Tổng diện tích đất quy hoạch: 12.000 ha. Trong đó:
Diễn giải |
Diện tích (ha) |
Tỉ lệ |
Đất khu dân cư nông thôn |
268 |
2,23% |
Đất chuyên dụng |
242 |
2,01% |
Đất nông nghiệp |
1.390 |
11,58% |
Đất núi Phương Mai |
2.570 |
21,41% |
Đất núi Bà |
1.275 |
10,62% |
Đầm Thị Nại |
1.715 |
14,29% |
Đất lâm nghiệp |
1.217 |
7,64% |
Đất chưa sử dụng |
2.723 |
22,69% |
Mặt biển |
600 |
7,50% |
* Giao thông:
Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 37 km, cách phía Bắc khu Nhơn Hội 19 km. Sân bay có đường băng dài 3,2 km, hàng tuần có các chuyến bay tới thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Sân bay đang được đầu tư nâng cấp để tăng thêm nhiều chuyến bay và đường bay đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và giao lưu quốc tế của khu vực.
Các trục giao thông quốc gia gồm đường sắt (có ga Diêu Trì, một ga lớn trong hệ thống đường sắt Bắc Nam), Quốc lộ 1A theo hướng Bắc Nam, Quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây nằm cận kề Khu kinh tế Nhơn Hội, rất thuận lợi cho giao thương với các vùng khác trong nước và quốc tế.
Khu Nhơn Hội nằm cạnh cụm cảng Quy Nhơn - Thị Nại là cửa ngõ nối các tuyến giao thông quốc gia với các cảng khác trong nước như Đà Nẵng, Dung Quất, Cửa Lò, Sài Gòn, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tuyến hàng hải quốc tế.
Cảng Quy Nhơn được đầu tư mở rộng nâng cấp để tiếp nhận tàu 3 vạn tấn, chỉ cách phao số 0 trên đường hàng hải quốc tế khoảng 5 hải lý.
Lượng hàng hóa thông qua cảng ngày một tăng, nếu năm 1996 sản lượng hàng qua cảng chỉ là 556.000 tấn thì năm 2004 là trên 3 triệu tấn tăng gấp 5,3 lần. Vận chuyển bằng container cũng tăng lên đáng kể, số lượng container năm 2004 đạt 31.700 TEU, tăng gấp 5,3 lần năm 1996. Từ Quy Nhơn có trên 10 tuyến đường biển nối với các cảng quốc tế như Hong Kong, Manila, Singapore, Bangkok, Kaohsiung, Tokyo, Vladivostok v.v...
Hội nghị tiểu vùng sông Mekong mở rộng tại Chiang Mai (Thái Lan) tháng 6/1993 đã khẳng định: Cảng Quy Nhơn - Nhơn Hội sẽ là cảng biển của vùng Đông Nam Á, là đầu mối con đường xuyên Á từ Quy Nhơn đi Pleiku, qua Kon Tum sang Paksé (Lào), qua sông Mekong sang Udon (Thái Lan) và nối giao nhau với tuyến đường bộ từ Malaysia đến Myanmar qua Singapore và Thái Lan.
Cảng Nhơn Hội thuộc bán đảo Phương Mai được luận cứ như là một thương cảng tổng hợp tiếp nhận các tàu trọng tải đến 5 vạn - 10 vạn tấn phục vụ giao lưu hàng hóa với vùng hấp dẫn lớn (hậu phương rộng) gồm tỉnh Bình Định, các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và trung chuyển hàng hóa của Lào, Đông Bắc Campuchia và miền Trung Thái Lan.
* Điện, nước:
Thủy điện Vĩnh Sơn 66 MW hòa vào lưới điện quốc gia, cùng với đường dây 500 KV rẽ nhánh 220 KV xuống Quy Nhơn. Đang triển khai dự án xây dựng nhà máy phong điện tại Nhơn Hội. Nguồn cấp nước từ nước hồ Định Bình - Sông Kôn (đang được xây dựng) có công suất 100.000 m3/ngày đêm cấp cho thành phố Quy Nhơn và Khu kinh tế Nhơn Hội.
* Viễn thông:
Tại Quy Nhơn, bên cạnh hệ thống Bưu điện tỉnh còn có Trung tâm Bưu chính viễn thông khu vực miền Trung. Nhơn Hội cách trạm viba (đầu cuối) là 3,5km; mạng lưới điện thoại đã phát triển và mạng thông tin di động đã được phủ sóng.
* Chất lượng nguồn nhân lực:
Nguồn lao động dồi dào, năng động gần các trung tâm dịch vụ như: TP Quy Nhơn, chuỗi đô thị An Nhơn - Bình Định.
Quy Nhơn có trường đại học đa ngành với 15 khoa và 30 ngành đào tạo, có trên 300 cán bộ giảng dạy và hàng năm bổ sung trên 3.000 cử nhân, kỹ sư và giáo viên cho khu vực.
Trường công nhân kỹ thuật được Hàn Quốc viện trợ các máy móc, thiết bị, dụng cụ dạy học hiện đại.
Ngoài ra còn có các trường đào tạo nghề của tỉnh và trung ương trên địa bàn có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo nhiều ngành nghề đa dạng cho khu Nhơn Hội.
* Giao lưu quan hệ kinh tế:
Hiện có trên 120 văn phòng đại diện, chi nhánh của các doanh nghiệp trong cả nước và nước ngoài đặt trụ sở tại Quy Nhơn để giao dịch, tư vấn, mua bán, sản xuất chế biến hoặc cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm.
Trong những năm gần đây, Bình Định mở rộng giao lưu thương mại và hợp tác kinh tế với các vùng trong và ngoài nước. Có 14 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư khoảng 45 triệu USD.
Hiện nay, Bình Định đang xuất khẩu trên 40 mặt hàng tới 54 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt 193 triệu USD.
* Du lịch:
Nhơn Hội có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Phía Bắc và phía Nam bán đảo là nơi có nhiều khu vực có bãi tắm đẹp có thể xây dựng khu du lịch như Nhơn Lý, Vĩnh Hội, Tân Thanh, Hải Giang thuận tiện cho việc nghỉ ngơi, giải trí của các nhà đầu tư, thương nhân, chuyên gia và tất cả những người sẽ đến sinh sống làm việc tại khu đô thị mới Nhơn Hội sau này.
Ngoài ra đầm Thị Nại có rừng ngập mặn sẽ phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái đa dạng.
. Theo Ban Chuẩn bị dự án Khu kinh tế Nhơn Hội |