Nhiệm kỳ 1955-1960 (do Trung ương chỉ định)
8:16', 15/11/ 2004 (GMT+7)

Đầu tháng 5/1955, Liên khu ủy V chính thức công nhận Tỉnh ủy Bình Định gồm 11 đồng chí (sau này một vài đồng chí hy sinh nên có bổ sung thêm), do đồng chí Nguyễn Hồng Châu (Năm Phổ) làm Bí thư và đồng chí Mai Dương làm Phó bí thư.

Đây là thời gian Mỹ - Diệm gây ra những vụ thảm sát man rợ, tàn sát trả thù những người tham gia kháng chiến, khủng bố nhân dân; phong trào cách mạng bị tổn thất nặng nề nhất, không ít người bị dao động rời bỏ đấu tranh. Trong tình thế nước sôi lửa bỏng như vậy, dưới sự lãnh đạo của Liên khu ủy V, Đảng bộ Bình Định kiên trì bám trụ và chiến đấu đến thắng lợi.

Về tư tưởng, Đảng bộ đã mở 2 đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn (cuối tháng 8/1954 và tháng 2/1955) cho đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 22/7/1954, nội dung hiệp định Giơnevơ, Nghị quyết Bộ chính trị ngày 15/9/1954 nhằm củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của phong trào cách mạng.

Tổ chức lựa chọn, sắp xếp và xây dựng hệ thống cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng từ tỉnh xuống một cách gọn nhẹ, gồm 223 cán bộ hoạt động bất hợp pháp, 1.112 đảng viên và 3.129 cốt cán quần chúng hoạt động hợp pháp.

Tỉnh ủy chú ý xây dựng hệ thống đường dây liên lạc gồm các hộp thư bí mật, các liên lạc viên từ tỉnh xuống huyện.

Tỉnh ủy mở lớp huấn luyện cấp tốc cho số cán bộ bố trí ở lại, học phương pháp hoạt động trong lòng địch.

Về nhiệm vụ công tác trước mắt của Đảng bộ, căn cứ vào chủ trương của Trung ương và của Liên khu ủy, Hội nghị chủ trương: tích cực lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi địch thi hành hiệp định đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện tự do dân chủ và cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất nước nhà. Đồng thời chú ý lãnh đạo nhân dân chống địch khủng bố, đàn áp quần chúng, nhất là bắt bớ, trả thù những người tham gia kháng chiến chống Pháp.

Về phương châm phương pháp hoạt động: lấy công tác không hợp pháp làm chính, hết sức tận dụng mọi khả năng hợp pháp, nửa hợp pháp mà tuyên truyền, giáo dục và tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Đồng thời trong lãnh đạo và chỉ đạo quần chúng đấu tranh phải nắm vững các yêu cầu: có lý, có lợi, có chừng mực.

Về sách lược, đoàn kết, tranh thủ mọi tầng lớp nhân dân kể cả số người trước đây chống ta mà nay tán thành hiệp định Gionevơ, tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ nhằm tập hợp mọi lực lượng vào mặt trận đấu tranh chống Mỹ - Diệm.

Chỉ một thời gian ngắn, rất khẩn trương, trước những khó khăn và phức tạp, Đảng bộ cùng lúc đã triển khai nhiều công tác quan trọng, vừa mới mẻ, vừa cấp bách. Đó là những cố gắng lớn và cũng là thành công của Đảng bộ trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở địa phương. Thành công nhất là đã xây dựng được hệ thống tổ chức bí mật từ tỉnh xuống cơ sở, làm hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng địa phương trong thời kỳ mới.

Trong công tác chuẩn bị công khai và bí mật không tránh khỏi những thiếu sót, nhất là thiếu sự việc chuẩn bị chính trị tư tưởng và tổ chức cho số cán bộ, đảng viên trong tổ chức bí mật và cả số hoạt động hợp pháp, còn đơn giản, một chiều, không sát thực tế. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những khó khăn và tổn thất của phong trào địa phương sau này.

(còn nữa)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ IV  (31/12/2005)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ III  (31/12/2005)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ II  (31/12/2005)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ nhất  (31/12/2005)
Giúp tham gia cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng  (31/12/2005)
Về cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh  (31/12/2005)
Đề cương những nội dung chủ yếu trong cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng   (30/12/2005)