Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XII
8:38', 21/11/ 2004 (GMT+7)

I - Đại hội vòng 1:

Họp từ ngày 09/1/1982 đến 17/1/1982 tại Quy Nhơn. Dự Đại hội có 467 đại biểu thay mặt cho 31.000 đảng viên ở 22 huyện, thị xã và 22 Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ tỉnh (có 9 đại biểu dự khuyết đi thay).

Đại hội vòng 1 tập trung thảo luận các dự thảo văn kiện của Trung ương. Đại hội đã nhất trí cao với Trung ương về đánh giá tình hình và 2 nhiệm vụ chiến lược, khẳng định đường lối chung và đường lối kinh tế do Đại hội IV của Đảng đề ra là đúng đắn và những vấn đề cụ thể hóa đường lối của chặng đường trước mắt của cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Trung ương đã nêu.

Đại hội đã bầu 34 đồng chí đi dự Đại hội V của Đảng. Nghiên cứu, thảo luận Nghị quyết 11 của Trung ương và xây dựng kế hoạch Nhà nước năm 1982.

II - Đại hội vòng 2:

Họp từ ngày 31/1/1983 đến ngày 05/2/1983 tại Quy Nhơn. Dự Đại hội có 468 đại biểu (479 đại biểu được triệu tập) thuộc 22 Đảng bộ huyện thị xã và 23 Đảng bộ, chi bộ trực thuộc tỉnh đại diện cho 34.183 đảng viên của 1.040 tổ chức cơ sở Đảng toàn tỉnh. Trong đó có 27% đại biểu phường, xã, hợp tác xã và xí nghiệp, công, nông, lâm trường,... 16,3% nữ, 8,35 dân tộc ít người, văn hóa từ cấp 3 đến trên đại học 57%, trình độ lý luận trung - cao cấp và quản lý kinh tế 49%.

Đại hội tập trung thảo luận báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và phương hướng, nhiệm vụ thời gian đến; Báo cáo công tác xây dựng Đảng và kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy. Báo cáo chính trị nhấn mạnh:

- Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, đã giải quyết được vấn đề lương thực. Trước đây hàng năm phải nhập 7-8 vạn tấn gạo, mấy năm qua về cơ bản lương thực, thực phẩm, nông sản hàng hóa đã trang trải được một phần lớn nhu cầu, làm nghĩa vụ đối với Nhà nước và có dự trữ.

- Ngư nghiệp được giữ vững và phát triển, duy trì lực lượng đánh bắt, phát triển thêm những ngành nghề mới, đẩy mạnh nuôi trồng, nâng cao năng suất và sản lượng, bước đầu hình thành cơ cấu miền biển.

- Sản xuất lâm nghiệp được đẩy mạnh. Đã xây dựng các công, nông, lâm trường, trạm, trại kỹ thuật, các xí nghiệp công nghiệp và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, nâng giá trị sản lượng công nghiệp - thủ công nghiệp, nâng giá trị sản lượng công nghiệp lên 39%, tăng 130% so với năm 1976.

- Sự nghiệp giáo dục đang đà phát triển, đáp ứng được yêu cầu học tập của nhân dân lao động, bước đầu thực hiện Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục.

- Đã phát triển một bước mạng lưới y tế đều khắp, đẩy mạnh phong trào "3 dứt điểm", phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm lo sức khỏe nhân dân.

- An ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững, thực hiện tốt kế hoạch phòng thủ các địa bàn xung yếu, truy quét hàng loạt tổ chức phản động, ngăn chặn nhiều vụ vượt biên, vượt biển và gây rối xã hội, góp phần cùng cả nước bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế ở 2 nước Lào và Campuchia.

- Công tác xây dựng Đảng đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng được nâng lên một bước.

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ nhận thấy một số tồn tại nổi lên là:

1. Sản xuất phát triển chậm, dân số tăng nhanh, nền kinh tế đang còn nhiều mặt mất cân đối lớn. Nhiều mặt hàng thiết yếu cho đời sống như vải, thuốc chữa bệnh... còn thiếu nhiều. Nông sản hàng hóa và hàng tiêu dùng chưa nhiều.

2. Đời sống của nhân dân vùng bị thiên tai, lao động nghèo ở thị xã, thị trấn, đồng bào miền núi hẻo lánh, miền biển không nghề, anh chị em thương binh, gia đình liệt sĩ neo đơn... nhất là cán bộ, nhân viên thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang còn nhiều khó khăn.

3. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp chưa xác định rõ phương hướng sản xuất, năng lực quản lý hợp tác xã còn nhiều mặt yếu.

4. Cải tạo công thương nghiệp bị buông lỏng.

5. Năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng chưa vươn lên đáp ứng kịp yêu cầu lãnh đạo kinh tế, văn hóa, xã hội trong tình hình mới.

6. Vai trò làm chủ tập thể của nhân dân lao động chưa được phát huy đúng mức để quần chúng thực sự tham gia vào việc quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế.

7. Năng lực quản lý Nhà nước của bộ máy từ tỉnh đền cơ sở còn nhiều hạn chế, nhất là khâu tổ chức, điều hành thực hiện.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 47 đồng chí (2 đồng chí dự khuyết). Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 15 đồng chí. Đồng chí Đỗ Quang Thắng được bầu làm Bí thư.

(còn nữa)

 

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XI  (31/12/2005)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ VII  (31/12/2005)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ IX  (31/12/2005)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ VIII  (31/12/2005)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ VI  (31/12/2005)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ V  (31/12/2005)
Nhiệm kỳ 1955-1960 (do Trung ương chỉ định)  (31/12/2005)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ IV  (31/12/2005)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ III  (31/12/2005)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ II  (31/12/2005)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ nhất  (31/12/2005)
Giúp tham gia cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng  (31/12/2005)
Về cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh  (31/12/2005)
Đề cương những nội dung chủ yếu trong cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng   (30/12/2005)