Xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em
18:40', 27/10/ 2006 (GMT+7)

Ngày 3-10-2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2006/NĐ-CP Xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em, quy định: Hành vi lựa chọn giới tính thai nhi; bắt mạch, xác định qua triệu chứng, bói toán hoặc bằng các hình thức khác không được pháp luật cho phép để xác định giới tính thai nhi mà có tính chất trục lợi; hoặc phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi qua sách, báo, tài liệu… bị phạt 500.000 - 1.000.000 đồng; Siêu âm, xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào…; cung cấp hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp loại bỏ thai nhi khi biết người mang thai muốn lựa chọn giới tính; tàng trữ tài liệu, phương tiện chứa nội dung về phương pháp tạo giới tính… bị phạt từ 3 - 7 triệu đồng; Dùng vũ lực, đe dọa, ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lí do lựa chọn giới tính, phá thai mà biết rõ người mang thai muốn lựa chọn giới tính sẽ bị phạt từ 7 - 15 triệu đồng…

Tuyên truyền, phổ biến thông tin dân số trái quy định của pháp luật bị phạt từ 3 - 20 triệu đồng; sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và cung cấp phương tiện tránh thai trái quy định của pháp luật bị phạt tối đa 30 triệu đồng; cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình phạt từ 100.000 đến 5.000.000 đồng; vi phạm quy định trong hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em phạt từ 200.000 đến 5.000.000 đồng…

Đảng viên sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ. Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. Người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú…

Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với hành vi thu tiền khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập trái với quy định của pháp luật; cố tình không sử dụng trang thiết bị, phương tiện khám chữa bệnh cho trẻ em trong khi có điều kiện và được phép sử dụng…

Mức phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng áp dụng đối với hành vi lăng nhục, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, gây tổn thương về tinh thần của trẻ em; đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội; bắt trẻ em đi xin ăn; cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn. Phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng đối với hành vi đánh đập hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể trẻ em làm cho trẻ em đau đớn về thể xác và tinh thần… Mức phạt tiền cao nhất từ 10 - 30 triệu đồng áp dụng đối với hành vi tổ chức cho trẻ em xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác…

 

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Dinh dưỡng và phát triển  (16/10/2006)
Vân Canh: Điểm sáng trong chiến dịch cung cấp thông tin về SKSS/KHHGĐ  (13/10/2006)
Dự án sức khỏe bà mẹ trẻ em Bình Định  (04/10/2006)
Mang Trung thu đến với trẻ em nghèo  (29/09/2006)
Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: Còn nhiều thách thức  (28/09/2006)
Nhìn lại 3 năm thực hiện Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em   (15/09/2006)
Thiếu cân bằng giới, tăng con thứ 3  (01/09/2006)
Đã hoàn thành phần lớn các công việc của Dự án  (18/08/2006)
Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên: Gia đình và nhà trường rất quan trọng  (17/08/2006)
Thêm một đợt cao điểm hành động “vì trẻ em”   (11/08/2006)
Tăng cường chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho vị thành niên  (19/07/2006)
Sức khỏe sinh sản vị thành niên  (18/07/2006)
"Góc thân thiện" dành cho thanh niên và vị thành niên  (18/07/2006)
Phá thai - một nguy cơ đối với sức khỏe phụ nữ  (18/07/2006)
Kiểm soát nhiễm khuẩn: Một nhiệm vụ quan trọng trong chăm sóc SKSS  (18/07/2006)