Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS
14:13', 1/12/ 2006 (GMT+7)

Đại dịch HIV/AIDS xuất hiện ở nước ta từ tháng 12-1990 đã tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế- xã hội, đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt đối với trẻ em. Trong môi trường xã hội có AIDS, trẻ em là đối tượng duy nhất có thể lây qua 3 con đường: đường máu, qua quan hệ tình dục và lây nhiễm từ mẹ sang con.

 

Xây dựng môi trường an toàn lành mạnh cho trẻ em và gia đình, khu dân cư và nhà trường. Ảnh: Duy Quyên

 

Tính đến ngày 30-10-2006, tích lũy bệnh nhân HIV/AIDS ở nước ta là 112.444 trường hợp, bệnh nhân AIDS là 19.152 và bệânh nhân chết vì AIDS là 11.155. Ước tính mỗi năm có 1,5 triệu bà mẹ sinh con thì có 0,4% số người có HIV (6.000 thai phụ bị nhiễm), trong đó có 1/3 trẻ em bị lây từ mẹ sang con (khoảng 2.000 trẻ em). Ở tỉnh ta, tính đến đầu tháng 11-2006, toàn tỉnh phát hiện có 55 trường hợp mắc HIV/AIDS mới. Như vậy, đến nay, tỉnh ta đã phát hiện có 482 trường hợp có HIV/AIDS, trong đó có 291 trường hợp chuyển sang AIDS, 199 trường hợp tử vong. TP Quy Nhơn có số người mắc AIDS cao nhất: 182 người.

HIV lây truyền chủ yếu qua tiêm chính ma tuý, qua quan hệ tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Theo kết quả điều tra, hiện cả nước có hơn 600 trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi bị nhiễm HIV do lây truyền từ mẹ sang con. Nhưng trên thực tế số liệu này còn cao hơn nhiều, do các bà mẹ sinh con tại nhà hoặc sinh tại trạm y tế xã, nơi chưa có điều kiện xét nghiệm HIV.

Ước tính hiện cả nước có khoảng 8.500 trẻ em, độ tuổi từ 0 đến 15 đang sống chung với HIV/AIDS và có khoảng 22.000 trẻ em mồ côi do mất cha mẹ vì AIDS.

Đại dịch HIV/AIDS với sức tàn phá và sự lây nhiễm khó kiểm soát đã hạn chế rất nhiều đến những nỗ lực phòng chống cũng như việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử làm hạn chế hiệu quả của công tác tuyên truyền, phòng chống HIV/AIDS. Phần lớn trẻ bị nhiễm HIV sống thu mình, cảm thấy cô đơn, tủi thân, không muốn giao tiếp với bạn bè, có nhiều em chán nản tuyệt vọng. Do xã hội còn có kỳ thị, phân biệt đối xử nên hầu hết trẻ em bị nhiễm HIV hầu như không có điều kiện tham gia học tập, vui chơi giải trí và tham gia vào các hoạt động xã hội với bạn bè cùng lứa.

Với những gia đình có người nhiễm HIV thì gia đình không còn là chỗ dựa chắc chắn cho cuộc sống và sự phát triển của trẻ; chúng phải đối mặt với những khó khăn, như đói nghèo, thiếu dinh dưỡng; sự kỳ thị và phân biệt đối xử... Khi cha mẹ chết do AIDS, nhiều trẻ em phải lang thang, tự bươn chải để kiếm sống, hoặc phải sống dựa vào ông bà, người thân. Nhiều em phải lao động kiếm sống và phụ giúp gia đình từ khi còn rất nhỏ nên dễ bị lạm dụng, bị lừa gạt tham gia vào các tệ nạn xã hội như buôn bán, vận chuyển ma tuý, làm mại dâm và vi phạm pháp luật. Một số em được nuôi dưỡng tập trung, tuy được chăm sóc chu đáo về vật chất và tinh thần, nhưng các em luôn mặc cảm, có tâm lý chán chường hoặc bị bạn bè xa lánh nên nhiều em bỏ học, hạn chế sự phát triển về trí tuệ... Khi lớn lên các em gặp nhiều khó khăn để hòa nhập vào cộng đồng.

Tổ chức phòng chống AIDS của Liên hiệp quốc đã nhấn mạnh bốn nguyên tắc chung của công ước về quyền trẻ em để phòng chống HIV/AIDS, là: không phân biệt đối xử; vì quyền lợi của trẻ em; sống còn và phát triển; sự tham gia của trẻ em phải được thực hiện để làm giảm bớt những tác hại của HIV/AIDS đối với chúng. Ngoài ra để giảm thiểu tình trạng nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em, thiết nghĩ các ngành chức năng cần cung cấp thông tin cơ bản về HIV/AIDS, tạo hiểu biết và nâng cao nhận thức về nguy cơ nhiễm HIV/AIDS trong những nhóm trẻ cần được bảo vệ đặc biệt; tăng cường công tác tuyên truyền vâïn động chú ý đặc biệt với đối tượng là tuổi vị thành niên, phụ nữ ở độ tuổi lập gia đình và độ tuổi sinh sản.

Bên cạnh việc cung cấp cho các đối tượng trong xã hội và trẻ em có được những kiến thức phòng ngừa HIV, cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, chăm sóc trẻ em, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội ảnh hưởng tới trẻ em và gia đình. Xây dựng môi trường an toàn lành mạnh cho trẻ em và gia đình, khu dân cư và nhà trường. Tổ chức và khuyến khích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em. Phát huy vai trò và sự tham gia của các em trong công tác tự giáo dục và truyền thông vận động xã hội chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong môi trường  xã hội có HIV/AIDS.

  • La  Ánh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hội SAP/VN với trẻ em khuyết tật Bình Định  (24/11/2006)
Tạo sự chuyển biến mới   (10/11/2006)
Truyền thông chuyển đổi hành vi  (27/10/2006)
Xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em  (27/10/2006)
Dinh dưỡng và phát triển  (16/10/2006)
Vân Canh: Điểm sáng trong chiến dịch cung cấp thông tin về SKSS/KHHGĐ  (13/10/2006)
Dự án sức khỏe bà mẹ trẻ em Bình Định  (04/10/2006)
Mang Trung thu đến với trẻ em nghèo  (29/09/2006)
Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: Còn nhiều thách thức  (28/09/2006)
Nhìn lại 3 năm thực hiện Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em   (15/09/2006)
Thiếu cân bằng giới, tăng con thứ 3  (01/09/2006)
Đã hoàn thành phần lớn các công việc của Dự án  (18/08/2006)
Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên: Gia đình và nhà trường rất quan trọng  (17/08/2006)
Thêm một đợt cao điểm hành động “vì trẻ em”   (11/08/2006)
Tăng cường chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho vị thành niên  (19/07/2006)