Tiếp cận đa ngành là:
Sự đóng góp tích cực của các chính sách để phát triển kinh tế, nâng cao trình độ văn hóa của phụ nữ, trẻ em; nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Sự phối hợp các kênh truyền thông để thông tin, giáo dục mọi đối tượng có nhận thức tốt, chuyển đổi hành vi có lợi cho sức khỏe.
Sử dụng nhiều loại kênh cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS cho cộng đồng (hệ thống y tế nhà nước, tư nhân, cộng tác viên, các hiệu thuốc...) bao gồm cả phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
Vì sao cần nhiều ngành tham gia chăm sóc SKSS?
SKSS chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: mức sống, trình độ văn hóa, nếp sống, các dịch vụ chăm sóc SKSS... Để tác động tới các yếu tố này cần phải có nhiều ngành tham gia.
Chăm sóc SKSS là một quá trình liên tục qua nhiều giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của mỗi người mà ở mỗi giai đoạn đó môi trường, nhu cầu về thông tin, dịch vụ của mỗi người lại khác nhau.
Chăm sóc SKSS không những cung cấp dịch vụ của ngành y tế mà còn cung cấp thông tin, giáo dục sức khỏe, giáo dục về tình dục... để mọi người chấp nhận và có những hành vi tình dục an toàn, có lợi cho SKSS.
Để đảm bảo sự bền vững của chương trình SKSS: sự tiếp cận đa ngành sẽ huy động được nguồn lực về con người cũng như về tài chính.
Tiếp cận đa ngành là gì?
Là sự đóng góp tích cực của các chính sách để phát triển kinh tế, nâng cao trình độ văn hóa của phụ nữ, trẻ em; nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Là sự phối hợp của các loại kênh truyền thông để thông tin, giáo dục mọi đối tượng có nhận thức tốt chuyển đổi hành vi có lợi cho sức khỏe.
Là sự sử dụng nhiều loại kênh để cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS cho cộng đồng (qua hệ thống y tế công lập, ngoài công lập, cộng tác viên, các hiệu thuốc...), bao gồm cả phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
Những việc đã làm để tăng cường tiếp cận đa ngành trong chăm sóc SKSS
- Ủy ban Dân số-Gia đình và Trẻ em tỉnh Bình Định đã phối hợp với các ngành thành viên tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ. Mỗi năm dành khoảng 20% kinh phí từ chương trình để hỗ trợ cho công tác tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS/SKSS qua các ban ngành thành viên nhằm tác động đến các nhóm đối tượng khác nhau.
Việc sử dụng cách tiếp cận đa ngành về KHHGĐ được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ này cho thấy việc phân phối các BPTT hiện đại (qua thầy thuốc tư, hiệu thuốc tư nhân, nơi khác) đã góp phần làm tăng thêm 6% số người sử dụng BPTT hiện đại. Tuy nhiên vẫn cần mở rộng hơn nữa các kênh phân phối.
- Đào tạo, cấp giấy phép cho các cơ sở y tế tư nhân trong lĩnh vực chăm sóc SKSS
- Dự án tiếp thị xã hội bao cao su và viên uống tránh thai (DKT) thực hiện tại Bình Định đã:
+ Tập huấn cho các đại lý thuộc hệ thống ngành dân số, gia đình và trẻ em để phân phối bao cao su và viên uống tránh thai trong phạm vị toàn tỉnh.
+ Cung cấp trung bình mỗi năm 200.000 bao cao su và 200.000 vỉ thuốc uống tránh thai đến người sử dụng.
- Dự án tiếp thị bao cao su và viên uống tránh thai của Hội KHHGĐ tỉnh Bình Định triển khai ở thành phố Quy Nhơn, huyện An Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ và Hoài Nhơn trung bình mỗi năm cung cấp trên 100.000 bao cao su và 10.000 vỉ thuốc uống tránh thai...
- Việc phân phối bao cao su và viên uống tránh thai dựa trên cộng đồng đã thực hiện ở 11 huyện, thành phố thông qua 1515 nhân viên y tế thôn và hàng ngàn cộng tác viên, tuyên truyền viên cơ sở của các ngành, hội, đoàn thể trong tỉnh.
- Triển khai thực hiện dự án SKBMTE do chính phủ New Zealand tài trợ thông qua Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc (2004-2007).
Những việc cần làm để việc tiếp cận đa ngành trong chăm sóc SKSS được tốt hơn
Tăng cường tuyên truyền vận động để các nhà hoạch định chính sách, các cấp lãnh đạo thể hiện được vai trò của mình trong chăm sóc SKSS, ban hành các chính sách, văn bản và đầu tư tốt hơn nữa cho chăm sóc SKSS.
- Duy trì và phát huy vai trò điều phối của Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em trong công tác truyền thông dân số - KHHGĐ.
- Ngành Y tế cần mở rộng các kênh phân phối dịch vụ - bao gồm cả tiếp thị xã hội, phân phối dựa trên cộng đồng...
- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ y tế, ngoài y tế để họ tham gia tốt hơn trong việc đưa dịch vụ tới mọi nơi, mọi người.
Tài liệu tham khảo:
- Báo cáo tổng kết năm 2004 - Ủy ban DS,GĐ&TE tỉnh Bình Định. |