Chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS:
Một vấn đề cấp bách cần phải giải quyết
8:4', 18/7/ 2006 (GMT+7)

Tại các điểm dịch vụ chăm sóc SKSS hiện nay:

- Đa số các trường hợp khám thai, thai phụ không được kiểm tra tình trạng thiếu máu.

- Nhiều cán bộ y tế không rửa tay trước khi làm thủ thuật phá thai.

- Cán bộ y tế ít quan tâm hỏi đến nguyện vọng sinh sản của khách hàng.

- Phần lớn khách hàng chỉ được giới thiệu về một biện pháp KHHGĐ.

- Chưa quan tâm đến công tác tư vấn.

Các yếu tố chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS

1. Truyền thông:

Lắng nghe và trả lời khách hàng.

Trao đổi thông tin với khách hàng.

2. Kỹ thuật:

Có đủ dịch vụ để khách hàng lựa chọn.

Thiết bị và thủ tục lâm sàng đạt Chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS.

Có cơ chế theo dõi sau dịch vụ và duy trì khách hàng.

3. Thị trường:

Giá cả hợp lý và địa điểm thuận lợi cho khách hàng.

Kết quả nghiên cứu về tình hình cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS tại 7 tỉnh cho thấy một số nét về thực trạng chất lượng dịch vụ:

Lắng nghe và trả lời khách hàng:

Khi có khách hàng hỏi, hầu hết những người cung cấp dịch vụ đã biết lắng nghe và trả lời. Nhưng điều đáng lo ngại là đại đa số khách hàng không hề có câu hỏi gì về chính tình trạng sức khỏe của mình khi đến thăm khám.

Trao đổi thông tin với khách hàng:

Trên 80% cán bộ tư vấn về KHHGĐ chỉ hỏi về số con sống; chưa đến 10% có quan tâm đến nguyện vọng sinh sản của khách hàng.

Trong số 4 khách hàng đến hỏi về các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, chỉ có 1 người được tư vấn chung chung về an toàn và kiêng sinh hoạt tình dục. Có rất ít khách hàng được phổ biến và hướng dẫn sử dụng bao cao su.

Dịch vụ để khách hàng lựa chọn:

Có tới 61% khách hàng chỉ được giới thiệu một biện pháp KHHGĐ duy nhất mà cơ sở dịch vụ có thể cung ứng.

Thủ tục lâm sàng:

Trong số 129 trường hợp đặt vòng quan sát được, có hơn một nửa chưa chấp hành đúng thủ tục vô khuẩn dụng cụ, 83% không khử khuẩn găng tay khi dùng lại.

Trong số 678 trường hợp khám thai quan sát được, có 80% không kiểm tra tình trạng thiếu máu, 66% không đánh giá tình trạng phù của thai phụ.

Trong số 157 trường hợp phá thai quan sát được, có 66% khách hàng không được xét nghiệm máu, đo huyết áp, bắt mạch trước khi làm thủ thuật; 75% cán bộ y tế không rửa tay bằng xà phòng; 20% không dùng găng tay khi làm thủ thuật.

Theo dõi sau dịch vụ và duy trì khách hàng:

Chưa có hoặc chưa thực hiện tốt các quy chế chuyên môn về theo dõi, xử lý các tác dụng phụ cũng như đánh giá hiệu quả của các dịch vụ được cung cấp.

Giá cả và địa điểm dịch vụ:

Tại các địa phương đã có cung cấp dịch vụ, hầu hết khách hàng cho rằng giá dịch vụ là phù hợp và địa điểm dịch vụ là tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, ở các vùng sâu vùng xa, việc cung cấp dịch vụ còn chưa đầy đủ.

Một số tồn tại về dịch vụ chăm sóc SKSS tại Bình Định

Chỉ có 15,6% trạm y tế có một khu vực dành riêng cho người chưa có gia đình.

60,3% cán bộ y tế dành thời gian để nói chuyện với khách hàng về các vấn đề sức khỏe.

55,6% khách hàng cho rằng mọi thông tin của họ khi đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế được giữ kín.

Quan sát người cung cấp dịch vụ thực hiện khám thai, có 5/9 bước khám thai có hơn 50% số người cung cấp dịch vụ thực hiện. Đáng chú ý bước khám sản chỉ được 54% người cung cấp dịch vụ thực hiện. Tỉ lệ người thực hành thấp nhất đối với các bước "hỏi" (17%) và "thông báo kết quả, hẹn đến khám lần sau, hướng dẫn" (36,9%).

Khi được kiểm tra kiến thức sử dụng biểu đồ chuyển dạ thông qua quan sát một biểu đồ vẽ sẵn có tới 53,3% số người cung cấp dịch vụ ở tuyến xã, 15% ở tuyến huyện và 13,3% ở tuyến tỉnh đã trả lời không biết. Tỉ lệ người cung cấp dịch vụ trả lời đúng chỉ chiếm 24,2% (tuyến tỉnh thấp nhất).

Những việc cần làm để nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS tại Bình Định

Cán bộ cung cấp dịch vụ cần thực hiện đầy đủ yêu cầu tư vấn trong mọi lĩnh vực chăm sóc SKSS đã được đề cập trong "Hướng dẫn Chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS".

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động/tuyên truyền vận động hành vi trong lĩnh vực Dân số và SKSS cho các nhóm đối tượng.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng để đạt các quy định của Chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS.

Sử dụng hiệu quả trang thiết bị y tế hiện có và bổ sung những trang thiết bị còn thiếu.

Đảm bảo có đủ thuốc thiết yếu, thuốc cấp cứu sản khoa, các dụng cụ và các phương tiện tránh thai tại các cơ sở cung cấp dịch vụ.

Thực hiện tốt công tác theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện các quy định chuyên môn từ tuyến tỉnh đến cơ sở nhằm đảm bảo 100% người cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS thực hành theo các quy định của Chuẩn quốc gia về chăm sóc SKSS.

Hoàn thành việc đào tạo Chuẩn quốc gia về chăm sóc SKSS cho 100% cán bộ quản lý và cung cấp dịch vụ tuyến xã, phường, thị trấn trong năm 2005.

Tổ chức có hiệu quả việc sử dụng COPE tại tất cả các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Y tế. "Chiến lược Quốc gia về Chăm sóc SKSS giai đoạn 2001-2010". Hà Nội, 2001

2. Hội đồng Dân số. "Chất lượng chăm sóc giới và SKSS". Hà Nội, 1998.

3. Hội đồng Dân số. "Phân tích tình hình dịch vụ SKSS trong khu vực y tế nhà nước tại bảy tỉnh của Việt Nam". Hà Nội, 2000.

4. UNFPA. "Kết quả điều tra hiện trạng cung cấp và nhu cầu sử dụng dịch vụ SKSS tỉnh Bình Định", 2003.

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Một số đòi hỏi và sự tồn tại của mọi cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS  (18/07/2006)
Việc làm cần thiết của ngành y tế  (18/07/2006)
Xây dựng hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS: Một việc làm cần thiết  (18/07/2006)
Sự cần thiết của cách tiếp cận đa ngành trong chăm sóc SKSS  (18/07/2006)
Quyền khách hàng trong dịch vụ chăm sóc SKSS: Vấn đề cần được quan tâm  (18/07/2006)
Yếu tố quan trọng cho sự thành công của chương trình chăm sóc SKSS  (18/07/2006)
Nhận thức về luật của trẻ em còn hạn chế  (30/06/2006)
Dự án sức khỏe bà mẹ trẻ em Bình Định   (22/06/2006)
Đề phòng thiếu vi chất dinh dưỡng  (08/06/2006)
Hoa cho những người yêu trẻ   (12/05/2006)
Triển khai Tháng hành động vì trẻ em và Ngày Gia đình Việt Nam   (10/05/2006)
­Sẽ sôi động các hoạt động vì trẻ em   (05/05/2006)
Nâng cao vai trò quản lý, giáo dục con em không phạm tội  (28/04/2006)
An Nhơn: Lá cờ đầu của ngành dân số  (28/04/2006)
An Nhơn: Lá cờ đầu của ngành dân số  (28/04/2006)