Tuy nhiên, nam giới thường ít tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe để được cung cấp các thông tin về bệnh tật, biến chứng nói chung và đặc biệt các vấn đề liên quan đến SKSS trong đó có liên quan đến sức khỏe của vợ, con họ.
Hậu quả của sự thiếu quan tâm đến vấn đề giới trong chăm sóc SKSS
Nhu cầu chăm sóc SKSS ở phụ nữ (nhất là nông thôn) ít được đáp ứng.
Phụ nữ đặc biệt là nữ vị thành niên nông thôn ít có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ cần thiết.
Tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ rất cao song thiếu biện pháp dự phòng có hiệu quả.
Bạo lực giới gia tăng làm cho phụ nữ bị đe dọa cả về thể chất và tinh thần, từ đó làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong.
Sức khỏe trẻ em trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng.
Nam giới ít sử dụng dịch vụ CSSKSS.
Chưa có dịch vụ thu hút nam giới.
Chúng ta đã làm gì để giải quyết các vấn đề giới
Nam nữ được bình đẳng trước pháp luật thông qua Hiến pháp và các luật như Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao động...
Tham gia Công ước Quốc tế về chống phân biệt đối xử với phụ nữ.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với mạng lưới từ Trung ương đến xã, phường là Tổ chức chính trị xã hội đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho phụ nữ.
Tại Bình Định, mạng lưới chăm sóc SKBMTE từ tỉnh đến xã ngày càng được củng cố và phát triển. 100% các trạm y tế đều có phòng dịch vụ y tế dành riêng cho nữ. 100% các bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện đều có khoa phụ sản.
Hầu hết cán bộ y tế ở các cơ sở dịch vụ y tế dành riêng cho phụ nữ của tỉnh ta hiện nay là nữ giới đáp ứng nhu cầu tiếp cận của khách hàng nữ.
Chúng ta cần làm gì để tiếp tục giải quyết tồn tại
Tạo điều kiện cho phụ nữ được học tập, làm việc và tham gia các hoạt động xã hội đặc biệt là các hoạt động liên quan đến phụ nữ.
Lồng ghép khía cạnh giới trong quá trình ra quyết định, lập chính sách về y tế, trong đó có chăm sóc SKSS.
Tiếp tục truyền thông nhằm thay đổi quan niệm xã hội về bình đẳng nam nữ; thay đổi những nhận thức tiêu cực về giới gây cản trở cho công tác chăm sóc SKSS.
Tăng cường phát triển các dịch vụ y tế nhạy cảm về giới cho cả nam và nữ; các dịch vụ tư vấn và chăm sóc SKSS cho vị thành niên, đặc biệt là nữ.
Tiếp tục động viên và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân vào các hoạt động chăm sóc SKSS.
Gợi ý về các tiêu chuẩn chất lượng chăm sóc liên quan đến giới
Đối với công tác quản lý:
Huấn luyện cán bộ y tế cách tiếp cận và tư vấn khách hàng cùng và khác giới;
Tạo điều kiện để cán bộ y tế nam và nữ có điều kiện làm việc như nhau và có vai trò như nhau trong việc ra quyết định;
Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể giúp cho phụ nữ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Đối với người cung cấp dịch vụ:
Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan để khách hàng, đặc biệt là nữ có điều kiện lựa chọn;
Tôn trọng sự bí mật và riêng tư của khách hàng;
Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành viên gia đình giúp đỡ, động viên người phụ nữ khi ốm đau, sinh đẻ hoặc tiếp nhận các dịch vụ y tế khác.
Đối với khách hàng:
Phụ nữ cảm thấy được tôn trọng và có quyền được đòi hỏi;
Nam giới được khuyến khích tìm hiểu các thông tin liên quan đến sức khỏe phụ nữ và được động viên tham gia vào kế hoạch sinh con nếu người phụ nữ muốn.