Thêm một đợt cao điểm hành động “vì trẻ em”
8:34', 11/8/ 2006 (GMT+7)

Từ ngày 2 đến ngày 11-8, Ủy ban DS-GĐ và TE tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB và XH tổ chức Hội nghị triển khai và tập huấn quản lý các đề án về ngăn chặn và giải quyết trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại. Sau tập huấn, Ủy ban DS-GĐ và TE các huyện, TP phối hợp tổ chức triển khai các đề án cho cơ sở. 

 

Dạy nghề miễn phí cho trẻ mồ côi và người khuyết tật tại cơ sở Đồng Tâm.  Ảnh: L.A

 

Trong những năm qua, công tác BVCS-GDTE ở tỉnh ta đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi. Toàn tỉnh, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã giảm xuống còn 24,5%; tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm còn 30‰, trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 36‰; trẻ em học hết bậc tiểu học đúng độ tuổi đạt trên 90%, trên 99% trẻ em 6 tuổi vào lớp 1; trên 56% trẻ em có HCĐBKK được chăm sóc nuôi dưỡng; 85% trẻ em được vui chơi giải trí, được hưởng thụ văn hóa dành cho lứa tuổi.

Tuy nhiên, tình trạng trẻ em bị xâm hại, bị bóc lột về thân thể, sức lao động, bị trở thành món hàng buôn bán, phải rời gia đình, quê hương lang thang kiếm sống, bị nhiễm và gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề của HIV/AIDS... vẫn chưa giảm được bao nhiêu. Ngay trong tổ ấm gia đình, có nhiều em chưa thực sự có cuộc sống an toàn. Các em luôn bị ngược đãi, bị đánh đập, bị lạm dụng thân thể, tinh thần, tình cảm, bị xúc phạm và mắng nhiếc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em phải rời bỏ gia đình lang thang kiếm sống. Một khi trẻ đã bỏ nhà đi lang thang thì nguy cơ bị xâm hại, bị buộc phải lao động nặng nhọc để kiếm sống là rất cao.

Từ cuộc tập huấn này, các địa phương sẽ tổ chức đợt tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, nhằm làm thay đổi nhận thức đến hành vi ngược đãi, xâm hại trẻ em.  Hệ thống pháp luật của ta phải đảm bảo việc bảo vệ trẻ em; mọi hành vi ngược đãi, lạm dụng, bóc lột trẻ em sẽ được giám sát, điều tra và xử lý nghiêm minh. Tạo ra dư luận xã hội rộng rãi hướng dẫn những hành động tích cực, lên án và ngăn chặn xu hướng bỏ nông thôn vào thành phố lao động kiếm sống; lên án những ảnh hưởng tiêu cực của mọi sự ngược đãi, xâm hại trẻ em dưới bất cứ hình thức nào. Đẩy mạnh hơn nữa các dịch vụ hỗ trợ, nhất là các hoạt động tư vấn và can thiệp sớm, nhằm giúp cho người dân tiếp cận với pháp luật, chính sách, phúc lợi của Nhà nước, xã hội dành cho mục đích bảo vệ trẻ em.

 

Chị Huỳnh Thị Tâm, Phó chủ nhiệm Ủy ban DS GĐ và TE TP Quy Nhơn tặng quà cho trẻ em nghèo nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6. Ảnh: L.A

 

Ủy ban DS-GĐ và TE các cấp phối hợp chặt chẽ với các  ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền giáo dục các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam; hướng dẫn từng gia đình, dòng họ cam kết thực hiện tốt hương ước, quy ước khu dân cư. Gia đình không đánh đập ngược đãi, không để trẻ em bỏ nhà đi lang thang; không để trẻ em bỏ học; không bắt trẻ em phải lao động nặng nhọc; không để trẻ em sử dụng các văn hóa phẩm độc hại, hút thuốc, uống rượu và các chất kích thích khác.

Với bất cứ lý do nào, hoàn cảnh nào, ngược đãi đối với trẻ em, lạm dụng thân thể, tình cảm, ép buộc trẻ em phải bỏ học lao động kiếm sống đều phải được xử lý.

  • La Ánh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tăng cường chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho vị thành niên  (19/07/2006)
Sức khỏe sinh sản vị thành niên  (18/07/2006)
"Góc thân thiện" dành cho thanh niên và vị thành niên  (18/07/2006)
Phá thai - một nguy cơ đối với sức khỏe phụ nữ  (18/07/2006)
Kiểm soát nhiễm khuẩn: Một nhiệm vụ quan trọng trong chăm sóc SKSS  (18/07/2006)
Phòng ngừa và phát hiện sớm 5 tai biến sản khoa  (18/07/2006)
Giới trong chăm sóc SKSS - Một yếu tố cần được quan tâm  (18/07/2006)
Một vấn đề cấp bách cần phải giải quyết  (18/07/2006)
Một số đòi hỏi và sự tồn tại của mọi cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS  (18/07/2006)
Việc làm cần thiết của ngành y tế  (18/07/2006)
Xây dựng hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS: Một việc làm cần thiết  (18/07/2006)
Sự cần thiết của cách tiếp cận đa ngành trong chăm sóc SKSS  (18/07/2006)
Quyền khách hàng trong dịch vụ chăm sóc SKSS: Vấn đề cần được quan tâm  (18/07/2006)
Yếu tố quan trọng cho sự thành công của chương trình chăm sóc SKSS  (18/07/2006)
Nhận thức về luật của trẻ em còn hạn chế  (30/06/2006)