Qua hơn 2 năm thực hiện Dự án Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tỉnh Bình Định:
Đã hoàn thành phần lớn các công việc của Dự án
15:58', 18/8/ 2006 (GMT+7)

Dự án Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tỉnh Bình Định (Dự án VIE/03/P20) được triển khai thực hiện từ tháng 3-2004 với kinh phí đầu tư khoảng 3 triệu USD, đến nay đã đi qua nửa chặng đường. Kết quả thực hiện dự án trong hơn 2 năm qua ra sao? Tiến sĩ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển sức khỏe cộng đồng (RTCCD) đã cung cấp một số thông tin cho phóng viên Báo Bình Định qua đợt giám sát, đánh giá mới đây.

 

Khám bệnh cho trẻ em tại Trạm xá xã Cát Nhơn-trạm xá đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Ảnh: Trang Xuân Chi

 

* Thưa ông, qua hơn 2 năm triển khai thực hiện, đến nay Dự án VIE/03/P20 đã làm được những gì?

- Qua điều tra, chúng tôi có thể khẳng định Dự án đã hoàn thành được phần lớn các công việc theo khung kế hoạch đặt ra, trừ việc xây dựng Hệ thống thông tin quản lý y tế (HMIS) và Trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và một số hoạt động nhỏ khác. Tiến độ giải ngân cơ bản là tốt; quy chế tài chính dự án áp dụng chặt chẽ. Với tiến độ này tôi tin rằng Dự án có thể triển khai hết các hoạt động đã đề ra vào tháng 6-2008.

* Với kết quả đó, Dự án đã mang lại những lợi ích gì cho địa phương?

- Kết quả của việc triển khai Dự án đã góp phần nâng cao chất lượng hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) và sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSSVTN) của tỉnh. Trong đó, ngành y tế đã được cung cấp thêm một số phương tiện, thiết bị và thuốc; được tăng cường đào tạo (quản lý, kỹ thuật, giáo dục truyền thông). Các loại hình truyền thông giáo dục SKSS được đa dạng hóa.

* Theo ông đâu là điểm mạnh của Dự án này?

Để thực hiện cuộc giám sát, đánh giá giữa kỳ, RTCCD đã tiến hành phỏng vấn BQL dự án; cán bộ y tế và đại diện các phòng ban của tỉnh, 3 huyện (Hoài Nhơn, An Nhơn, Vĩnh Thạnh), 4 xã (Tam Quan Bắc, Nhơn Hạnh, Vĩnh Thịnh, Lê Hồng Phong); những người sử dụng dịch vụ và cung cấp dịch vụ tại các cơ sở y tế và một số người dân tại hộ gia đình … RTCCD cũng đã điều tra qua thư ở 11 huyện và 30 xã (được chọn ngẫu nhiên).

- Đây là Dự án có kinh phí lớn, triển khai hoạt động trên quy mô toàn tỉnh; hoạt động của Dự án tích hợp vào hoạt động của hệ thống CSSKSS & SKVTN của địa phương từ tỉnh xuống đến cơ sở. Dự án có được sự tham gia của tất cả các ban, ngành, đoàn thể các cấp của tỉnh.

* Nhưng Dự án vẫn còn một số mặt hạn chế như ông đã nói, nguyên nhân vì sao?

- Nguyên nhân đáng kể là do nhiều hoạt động cùng triển khai ngay từ giai đoạn khởi động Dự án nên phải huy động tối đa công suất, năng lực quản lý, làm ảnh hưởng chất lượng Dự án. Mặt khác, chúng ta còn thiếu nhân lực chuẩn, đặc biệt ở các vùng khó khăn. HMIS chậm đưa vào hoạt động cũng  hạn chế phần nào chất lượng quản lý Dự án.

* Qua đây, ông có khuyến nghị gì với Ban quản lý dự án, để việc triển khai những năm đến được tốt hơn?

- Theo tôi cần tăng quyền chủ động quản lý dự án cho địa phương. Phải tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin trong giáo dục truyền thông SKSS.

Đồng thời, phải điều chỉnh kế hoạch dự án cho các vùng khó khăn theo nhu cầu thực tế; tăng hỗ trợ giám sát kỹ thuật từ chuyên gia bên ngoài; tạo môi trường học tập thường xuyên cho cán bộ y tế tuyến xã và thôn; phát triển loại hình tư vấn SKSS, SKSSVTN qua hệ thống công nghệ thông tin.

  • Minh Hiếu (thực hiện)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên: Gia đình và nhà trường rất quan trọng  (17/08/2006)
Thêm một đợt cao điểm hành động “vì trẻ em”   (11/08/2006)
Tăng cường chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho vị thành niên  (19/07/2006)
Sức khỏe sinh sản vị thành niên  (18/07/2006)
"Góc thân thiện" dành cho thanh niên và vị thành niên  (18/07/2006)
Phá thai - một nguy cơ đối với sức khỏe phụ nữ  (18/07/2006)
Kiểm soát nhiễm khuẩn: Một nhiệm vụ quan trọng trong chăm sóc SKSS  (18/07/2006)
Phòng ngừa và phát hiện sớm 5 tai biến sản khoa  (18/07/2006)
Giới trong chăm sóc SKSS - Một yếu tố cần được quan tâm  (18/07/2006)
Một vấn đề cấp bách cần phải giải quyết  (18/07/2006)
Một số đòi hỏi và sự tồn tại của mọi cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS  (18/07/2006)
Việc làm cần thiết của ngành y tế  (18/07/2006)
Xây dựng hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS: Một việc làm cần thiết  (18/07/2006)
Sự cần thiết của cách tiếp cận đa ngành trong chăm sóc SKSS  (18/07/2006)
Quyền khách hàng trong dịch vụ chăm sóc SKSS: Vấn đề cần được quan tâm  (18/07/2006)