Nhìn lại 3 năm thực hiện Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
8:54', 15/9/ 2006 (GMT+7)

Những kết quả đạt được trong công tác BV&CSTE của tỉnh ta sau 3 năm thực hiện Luật BVCS&GDTE, nhất là từ ngày luật sửa đổi (6-2004) có hiệu lực được Đoàn Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đánh giá cao nhân chuyến về thăm và làm việc tại tỉnh ta vào trung tuần tháng 9 này.

* Luật đi vào đời sống

Sau Hội nghị quán triệt các nội dung cơ bản của Luật BVCS&GDTE cho cán bộ chủ chốt của các ban, ngành, hội, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban DS-GĐ&TE tỉnh đã chủ động phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ và tuyên truyền viên pháp luật của các huyện, TP và tổ chức các đợt tuyên truyền phổ biến luật trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức về quyền trẻ em cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể ở cơ sở và nhân dân.

 

Đồng chí Phạm Văn Thanh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó học giỏi năm 2006. Ảnh: L.A

 

Đến nay, hầu hết trẻ em đều được đăng ký khai sinh đúng thời hạn; công tác chăm sóc nuôi dưỡng các em được thực hiện tốt hơn. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 25,5% năm 2004 giờ hạ xuống còn 24,5%; tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2.500g hạ xuống còn 1,5%. Các chương trình y tế quốc gia được phối hợp tổ chức đạt và vượt chỉ tiêu: chương trình tiêm chủng mở rộng đạt từ 99 dến 99,7%; chương trình uống Vitamin A đạt từ 99 đến 100%; các chương trình ARI, CDD và tiêm phòng siêu vi B, viêm não Nhật Bản cho trẻ em được thực hiện thường xuyên. Các loại bệnh tật của trẻ em, nhất là các bệnh truyền nhiễm từng bước được đẩy lùi. Tỉnh cũng đã cấp 150.915 thẻ khám chữa bêïnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Ngoài ra, UBND  tỉnh còn quy định trẻ dưới 6 tuổi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập ngoài tỉnh được thanh toán viện phí. Nhờ đó mà tỷ lệ trẻ em tử vong cũng như tỷ lệ bà mẹ tử vong liên quan đến thai sản giảm rõ rệt.

Công tác giáo dục được đầu tư đúng mức. Trẻ em dưới 6 tuổi vào lớp 1 đạt  99,98%; trẻ em học hết bậc tiểu học đúng độ tuổi tăng lên 90,16%; trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi, trẻ em thuộc hộ nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp. Đặc biệt, tỉnh đã quan tâm đầu tư mở rộng các trường dân tộc nội trú và đưa ra  nhiều chính sách hỗ trợ đối với trẻ em miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa giúp cho các em có cơ hội đến trường học tập.

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao và vui chơi giải trí cho trẻ em được tổ chức đa dạng. Hàng loạt hội thi được tổ chức thường xuyên như: Tiếng hát Hoa phượng đỏ, Kể chuyện theo sách, Hội trại khăn quàng đỏ, Bóng đá mi ni, Đố vui để học, Bé khoẻ bé ngoan… Các công viên thiếu nhi, Trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên được sửa chữa nâng cấp và đầu tư xây dựng mới thu hút đông đảo các em đến tham gia. Có 154 thư viện ở các trường học đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ 39%), đến cuối năm 2006 sẽ có 73 xã, phường có điểm vui chơi giải trí dành cho trẻ em.

 

* Trẻ em khó khăn được quan tâm đặc biệt

Trong 3 năm qua, nhiều chính sách, chương trình chăm sóc trẻ em có HCCĐBKK được ban hành và được thực hiện đạt kết quả khá tốt như: chương trình ngăn ngừa trợ giúp trẻ em lang thang; chương trình chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa. Đặc biệt trẻ em tàn tật, trẻ em bị nhiễm chất độc da cam và trẻ em nhiễm HIV/AIDS được đầu tư chăm sóc chu đáo. Ngoài ra, chương trình phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân.

Chỉ tính riêng Quỹ bảo trợ chăm sóc trẻ em đã trao được cả thảy 1.098 suất học bổng cho các em học sinh “vượt khó học giỏi”, mỗi suất 500 ngàn đồng; phẫu thuật trả lại nụ cười cho 208 em sứt môi, hở hàm ếch; cấp xe lăn cho 287 em; 6 em được phẫu thuật tim bẩm sinh; phẩu thuật chỉnh hình cho 250 em; nhân các ngày lễ tết trong năm tổ chức thăm tặng quà cho 12.450 em với số tiền hàng trăm triệu đồng.

Nhìn chung, trong 3 năm qua, công tác BV&CSTE đã được xã hội hóa một bước rất quan trọng. Cuộc sống của các em được cải thiện đáng kể trên nhiều lĩnh vực, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Bổn phận và các quyền cơ bản của trẻ em được thực hiện đầy đủ hơn; trẻ em khoẻ mạnh hơn, thông minh hơn. Tuy nhiên, việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở tỉnh ta vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Đó là: Trẻ em khuyết tật được phẫu thuật và phục hồi chức năng còn ít so với số lượng các em khuyết tật hiện có; trẻ em miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn thiếu thốn nhiều thứ và rất cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của gia đình và cộng đồng.  

  • La Ánh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thiếu cân bằng giới, tăng con thứ 3  (01/09/2006)
Đã hoàn thành phần lớn các công việc của Dự án  (18/08/2006)
Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên: Gia đình và nhà trường rất quan trọng  (17/08/2006)
Thêm một đợt cao điểm hành động “vì trẻ em”   (11/08/2006)
Tăng cường chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho vị thành niên  (19/07/2006)
Sức khỏe sinh sản vị thành niên  (18/07/2006)
"Góc thân thiện" dành cho thanh niên và vị thành niên  (18/07/2006)
Phá thai - một nguy cơ đối với sức khỏe phụ nữ  (18/07/2006)
Kiểm soát nhiễm khuẩn: Một nhiệm vụ quan trọng trong chăm sóc SKSS  (18/07/2006)
Phòng ngừa và phát hiện sớm 5 tai biến sản khoa  (18/07/2006)
Giới trong chăm sóc SKSS - Một yếu tố cần được quan tâm  (18/07/2006)
Một vấn đề cấp bách cần phải giải quyết  (18/07/2006)
Một số đòi hỏi và sự tồn tại của mọi cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS  (18/07/2006)
Việc làm cần thiết của ngành y tế  (18/07/2006)
Xây dựng hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS: Một việc làm cần thiết  (18/07/2006)