Quan tâm nhiều hơn đến trẻ em khuyết tật
9:38', 28/12/ 2007 (GMT+7)

Kỳ họp lần thứ 11, HĐND tỉnh khóa X đã ra Nghị quyết “Trợ giúp người tàn tật giai đoạn 1997-2010” với mục tiêu từng bước nâng cao cuộc sống của người tàn tật, tạo điều kiện cho người tàn tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội.

 

Trao xe lắc cho trẻ em khuyết tật.

 

Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện toàn tỉnh có 61.600 người tàn tật, chiếm tỷ lệ 3,9% dân số; trẻ em tàn tật có 8.232 em, trong đó có hơn 580 em mù lòa, 1.255 em câm điếc, 1.536 em bị khuyết tật về hàm mặt, gần 2.000 em bị khuyết tật về chức năng vận động, hơn 500 em bị tâm thần và có hơn 2.500 em bị các khuyết tật khác. Các em bị tàn tật có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân do bẩm sinh chiếm tỷ lệ khá cao (80%), còn lại là do tai nạn thương tích (3%), nhiễm chất độc da cam (4%)…

Hầu hết các em đều sống với cha mẹ; có nhiều em sống với cha mẹ nuôi và ông bà, anh chị em, họ hàng. Nhìn chung, đời sống của trẻ em khuyết tật còn rất nhiều khó khăn; đa số các em không có điều kiện đến trường học tập, chỉ có 40% các em bị tàn tật được học hết bậc tiểu học, 12% các em được học lên THCS và THPT. Do tỉnh ta chưa có trường chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật, nên chưa thu hút nhiều trẻ em bị khuyết tật đến trường (các lớp chuyên biệt của trường dạy nghề Bình Định mới chỉ thu hút một số ít em theo học).

Trong các năm qua, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội từ thiện ở tỉnh ta đã có nhiều cố gắng trong công tác chăm sóc trẻ em khuyết tật. Có 450 em được trợ cấp nuôi dưỡng tại cộng đồng, 2.540 em thường xuyên được nhận quà trong các ngày lễ, tết, 948 em được học văn hóa, học nghề và tạo việc làm, 1.327 em được miễn giảm học phí và được cấp học bổng “vượt khó học giỏi”; 1.958 em được cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí; gần 400 em được cấp xe lăn và dụng cụ chỉnh hình; 1.290 em được phẫu thuật trả lại nụ cười.

Bên cạnh sự quan tâm chăm sóc của các cơ quan chức năng, các cá nhân, tổ chức đoàn thể xã hội, bản thân các em cũng rất cố gắng vượt qua tật nguyền, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, số lượng các em bị khuyết tật được quan tâm chăm sóc còn rất hạn chế, nhiều em chưa có điều kiện để hòa nhập với cuộc sống. Nguyện vọng của nhiều em là được khám chữa bệnh miễn phí, phẫu thuật tim bẩm sinh, học văn hóa, học nghề và tạo việc làm, được cấp xe lăn, xe lắc và phẫu thuật chỉnh hình. Một bộ phận các em khuyết tật, mồ côi có nguyện vọng được nuôi dưỡng tập trung.

Hy vọng, với nghị quyết của HĐND tỉnh kỳ họp lần thứ 11, khóa X, người tàn tật nói chung, trẻ em tàn tật nói riêng sẽ có nhiều điều kiện để vươn lên trong cuộc sống và học tập, sớm hòa nhập với cộng đồng.

  • La Ánh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cảnh giác với đuối nước ở trẻ em  (14/12/2007)
Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS  (07/12/2007)
Một giải pháp nâng cao chất lượng dân số  (30/11/2007)
Phòng chống lạm dụng, xâm hại trẻ em   (23/11/2007)
Cần sự cộng đồng trách nhiệm  (09/11/2007)
Tập trung vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn   (26/10/2007)
Nhiều lực lượng xã hội vào cuộc  (12/10/2007)
Những gương mặt chuyên trách vùng cao  (05/10/2007)
Tỉ lệ ngày càng cao!  (28/09/2007)
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quyền trẻ em  (14/09/2007)
Hạnh phúc của trẻ em nghèo  (07/09/2007)
Phụ nữ vẫn “nặng gánh”  (31/08/2007)
Giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục trẻ em?  (24/08/2007)
Giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục trẻ em?  (24/08/2007)
Trẻ em được chăm sóc tốt hơn   (10/08/2007)