Xã Tam Quan Nam:
Nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác dân số và chăm sóc trẻ em
10:32', 16/3/ 2007 (GMT+7)

Tam Quan Nam là xã đồng bằng ven biển của huyện Hoài Nhơn, có diện tích tự nhiên 924 ha, gồm 7 thôn, với 12.062 nhân khẩu. Trong số này, phụ nữ tuổi từ 15 đến 49 có 2.638 người; trẻ em dưới 16 tuổi có 3.654 em, trẻ em có HCĐBKK là 129 em. Người dân Tam Quan Nam sống chủ yếu bằng nghề nông; có 25% số dân sống bằng nghề biển và dịch vụ.

Trong các năm qua, xã Tam Quan Nam không ngừng phát triển về mọi mặt. Lương thực bình quân đầu người là 500kg/người/năm; 100% số hộ dùng điện; phần lớn đường giao thông đã được bê tông hóa; trạm y tế được xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc gia; các trường tiểu học và mẫu giáo đều đạt chuẩn quốc gia. Xã có 1 thôn được công nhận thôn văn hóa cấp tỉnh, 2 thôn đạt danh hiệu thôn văn hóa cấp huyện. Đây thực sự là những điều kiêïn thuận lợi cho việc đẩy mạnh công tác DS-GĐ&TE. Ban DS-GĐ&TE xã tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương, phối hợp nhịp nhàng với các ban, ngành, đoàn thể trong công tác DS-GĐ&TE, nhất là công tác tuyên truyền vận đôïng, truyền thông chuyển đổi hành vi trong phối hợp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Nhờ thế mà trong nhiều năm qua, Tam Quan Nam đều hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu công tác DS-GĐ&TE.

 

Ông Trần Hữu Hộ Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn trao tặng học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó năm học 2006 - 2007.  Ảnh: La Ánh

 

Điều đáng ghi nhận ở xã Tam Quan Nam là sự phối hợp giữa Ban DS-GĐ&TE với Hội phụ nữ xây dựng câu lạc bộ (CLB) phụ nữ không sinh con thứ 3, hiện có 100 cặp vợ chồng thường xuyên tham gia sinh hoạt; CLB gia đình trẻ có 25 cặp vợ chồng tham gia. Chị Trương Thị Năm, cán bộ chuyên trách công tác DS-GĐ&TE xã cho biết: “Các mô hình CLB ở đây đã biết phát huy thế mạnh trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện các biện pháp tránh thai; tuyên truyền, tư vấn về chăm sóc SKSS cho thanh niên và vị thành niên đạt hiệu quả cao”.

Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em luôn được Đảng ủy, chính quyền  và các đoàn thể nhân dân quan tâm tổ chức thực hiện, nhất là xây dựng và thực hiện các tiêu chí xã, phường phù hợp với trẻ em, chương trình hàng động vì trẻ em... Nhờ thế nhiều năm liền địa phương không để xảy ra tình trạng vi phạm quyền trẻ em. Xã cũng đã tổ chức điều tra, khảo sát trẻ em có HCĐBKK để trên cơ sở đó, Ban DS-GĐ&TE xây dựng kế hoạch và phối hợp với các đoàn thể giúp đỡ các em, nhất là trẻ em thuộc các đối tượng đặc biệt và trẻ em bị tai nạn rủi ro. Các hình thức giúp đỡ rất đa dạng như: trao học bổng, thăm hỏi động viên, tặng quà cho các em nhân các ngày lễ, tết. Nhờ vậy mà nhiều năm qua, Tam Quan Nam không có trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại.

Bên cạnh các hoạt động nói trên, Tam Quan Nam còn làm tốt công tác xây dựng làng văn hóa và gia đình văn hóa, thực hiện có hiệu quả các hương ước và quy ước khu dân cư. Nhờ đó mà tình trạng bạo lực trong gia đình giảm hẳn và hạn chế được tỷ lệ ly hôn trong các gia đình trẻ.

  • La Ánh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đặt yêu cầu đồng bộ trong phối hợp thực hiện  (09/03/2007)
Tổng kết hoạt động Dự án Sức khỏe bà mẹ trẻ em năm 2006  (07/03/2007)
Phù Mỹ với những nỗ lực giảm sinh   (23/02/2007)
Làng Chăm H’roi: 5 năm liền không có người sinh con thứ 3  (02/02/2007)
Chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: Cộng đồng trách nhiệm  (19/01/2007)
Những tấm lòng yêu trẻ   (05/01/2007)
Những gương mặt chuyên trách dân số tiêu biểu  (29/12/2006)
Ưu tiên hàng đầu  (28/12/2006)
Hoài Ân: Phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật dựa vào cộng đồng  (08/12/2006)
Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS  (01/12/2006)
Hội SAP/VN với trẻ em khuyết tật Bình Định  (24/11/2006)
Tạo sự chuyển biến mới   (10/11/2006)
Truyền thông chuyển đổi hành vi  (27/10/2006)
Xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em  (27/10/2006)
Dinh dưỡng và phát triển  (16/10/2006)