Sau 1 năm thực hiện đề án “Chăm sóc trẻ em có HCĐBKK dựa vào cộng đồng”:
Nhiều trẻ em cải thiện đời sống
14:17', 16/3/ 2007 (GMT+7)

Nhằm giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (HCĐBKK) hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống và có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em theo quy định của pháp luật, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống đối với trẻ em bình thường tại nơi cư trú trên cơ sở huy động các nguồn lực xã hội, phát triển các hình thức chăm sóc dựa vào cộng đồng, từ quý I-2006, Sở LĐTB&XH cùng với Ủy ban DS-GĐ&TE đã triển khai thực hiện đề án “Chăm sóc trẻ em có HCĐBKK dựa vào cộng đồng”. 

Sau một năm thực hiện, đề án đã trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng cho  418 trẻ em mồ côi; trợ giúp kinh phí cho các gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng 186 trẻ em mồ côi bị bỏ rơi; hỗ trợ học phí học nghề cho 90 em có HCĐBKK (hiện 9 em đã có việc làm); cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 4.606 em; miễn giảm học phí và các khoản xây dựng trường cho 3.882 em; hỗ trợ sách vở và đồ dùng học tập cho 2.585 em; trao học bổng vượt khó học giỏi cho 271 em, mỗi em 500 ngàn đồng; hỗ trợ tập luyện phục hồi chức năng cho 140 em với số tiền 150 triệu đồng; hỗ trợï dụng cụ chỉnh hình cho 53 em; hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh cho 28 em, chi phí cho mỗi em từ 25 đến 30 triệu đồng; cấp 310 xe lăn, xe lắc, xe chuyên dụng cho trẻ bại não, mỗi chiếc trị giá 1,2 đến 1,5 triệu đồng; trao tặng quà nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán cho 2.425 em với số tiền 210 triệu đồng; hỗ trợï học tập cho 160 em ở các lớp học tình thương với số tiền 120 triệu đồng.

Những nỗ lực trong quá trình thực hiện đề án giúp cải thiện đáng kể cuộc sống cho trẻ em có HCĐBKK trong tỉnh, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề án vẫn còn nổi lên một số tồn tại cần khắc phục. Ở một vài địa phương công tác này chưa được chú trọng, nhận thức về xã hội hóa công tác chăm sóc trẻ em có HCĐBKK dựa vào cộng đồng của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa cao; đội ngũ cán bộ hầu hết là kiêm nhiệm và chưa được đào tạo, tập huấn nên khi triển khai đề án còn lúng túng; mức trợ cấp cho các đối tượng còn quá thấp nên đời sống của các em còn gặp nhiều khó khăn cả vật chất lẫn tinh thần.

Trong năm nay, đề án sẽ tiếp tục trợ cấp xã hội cho 330 em; hỗ trợ cho gia đình và cá nhân nuôi dưỡng 120 em; huy động cộng đồng chăm sóc thay thế (nhận con nuôi) 30 em; khám chữa bẹânh miễn phí và miễn giảm học phí cho 100% em thuộc các đối tượng do đề án quản lý; trao học bổng cho 300 em; phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng cho 300 em; cấp xe lăn, xe lắc cho 400 em; hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho 70 em; xây dựng 2 mô hình tạo việc làm, mỗi mô hình 10 em; xây dựng thí điểm một nhà mở…

  • H.Y
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác dân số và chăm sóc trẻ em   (16/03/2007)
Đặt yêu cầu đồng bộ trong phối hợp thực hiện  (09/03/2007)
Tổng kết hoạt động Dự án Sức khỏe bà mẹ trẻ em năm 2006  (07/03/2007)
Phù Mỹ với những nỗ lực giảm sinh   (23/02/2007)
Làng Chăm H’roi: 5 năm liền không có người sinh con thứ 3  (02/02/2007)
Chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: Cộng đồng trách nhiệm  (19/01/2007)
Những tấm lòng yêu trẻ   (05/01/2007)
Những gương mặt chuyên trách dân số tiêu biểu  (29/12/2006)
Ưu tiên hàng đầu  (28/12/2006)
Hoài Ân: Phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật dựa vào cộng đồng  (08/12/2006)
Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS  (01/12/2006)
Hội SAP/VN với trẻ em khuyết tật Bình Định  (24/11/2006)
Tạo sự chuyển biến mới   (10/11/2006)
Truyền thông chuyển đổi hành vi  (27/10/2006)
Xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em  (27/10/2006)