Sau 4 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số:
Quy Nhơn căn bản đạt mức sinh thay thế
10:26', 20/4/ 2007 (GMT+7)

Sau 4 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (kể từ ngày 1-5-2003), công tác DS-KHHGĐ ở TP Quy Nhơn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: căn bản đạt được mức sinh thay thế. Kết quả này góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân.

 

Cán bộ chuyên trách tiêu biểu TP Quy Nhơn tại buổi gặp mặt biểu dương nhân ngày Dân số Việt Nam, do Ủy ban DS-GĐ và TE tỉnh tổ chức. Ảnh: La Ánh

 

TP. Quy Nhơn có 21 phường, xã, trong đó có 4 xã đảo và bán đảo với dân số trên 250 nghìn người. Trong những năm qua, nhất là từ sau khi Pháp lệnh Dân số ban hành, công tác DS-KHHGĐ, được các cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm và xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội.

UBND TP. Quy Nhơn đã chủ động xây dựng kế hoạch chỉ đạo triển khai, nghiên cứu, học tập Pháp lệnh Dân số trong cán bộ chủ chốt ở các ngành, các cấp và nhân dân với nhiều hình thức phong phú, đa dạng theo từng địa bàn khu dân cư như: nói chuyện chuyên đề, truyền thông nhóm, diễn đàn, biểu diễn văn nghệ, lồng ghép với các buổi sinh hoạt của hội, đoàn thể... Công tác tuyên truyền Pháp lệnh Dân số được triển khai thông qua nhiều kênh, nhất là truyền thông đại chúng và tuyên truyền trực tiếp. Qua học tập, nghiên cứu, hầu hết cán bộ, đảng viên và nhân dân đều nhận thức được tác động tích cực của công tác DS-KHHGĐ tới sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và lợi ích trong việc xây dựng quy mô gia đình nhỏ ít con tới cuộc sống của mỗi gia đình.

TP. Quy Nhơn là một trong những địa phương điển hình về tổ chức triển khai các đợt chiến dịch tuyên truyền lồng ghép với dịch vụ chăm sóc SKSS, công tác tư vấn về chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Kết quả các chiến dịch tuyên truyền này đã giúp người dân nâng cao hiểu biết và an tâm khi sử dụng dịch vụ KHHGĐ, các biện pháp tránh thai phi lâm sàng như: thuốc uống tránh thai, bao cao su. Bên cạnh các chính sách động viên, khen thưởng của thành phố, nhiều xã, phường có chính sách khuyến khích, động viên các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện tốt KHHGĐ, tạo nên môi trường tích cực trong cộng đồng để thúc đẩy mạnh mẽ công tác DS-KHHGĐ. Hàng năm có nhiều khu phố, thôn được công nhận là khu phố, thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên, trong đó có khu vực 3 năm, 5 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,87% năm 1994, đến năm 2006 giảm còn 0,66%; tỷ lệ sinh con thứ 3 năm 2003 là 14,9%, năm 2006 là 11,2%; tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các BPTT năm 2003 là 73,5%, năm 2006 là 82%.

Phân bổ dân cư và nâng cao chất lượng dân số là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Pháp lệnh Dân số đề cập. TP. Quy Nhơn đang trong giai đoạn phát triển, nhiều khu dân cư mới được thành lập đòi hỏi phải có sự điều tiết, di chuyển dân cư cho phù hợp với sự phát triển kinh tế của địa phương. Cùng với điều đó, sự ra đời của nhiều khu công nghiệp đã thu hút khá đông lao động từ các nơi khác về, làm cho việc quản lý nhân khẩu, kiểm soát tình hình sinh đẻ và chăm sóc SKSS gặp nhiều khó khăn, nguy cơ tăng tỷ suất sinh và phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản cũng như việc phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục là rất lớn. Ủy ban DS-GĐ vàTE thành phố phối hợp tốt với các ngành, đoàn thể liên quan tổ chức tuyên truyền, theo dõi, kiểm tra tình hình, uốn nắn và xử lý kịp thời các trường họp xảy ra, đảm bảo việc quản lý và kiểm soát chặt chẽ tình hình sinh đẻ thông qua hệ thống thống kê chuyên ngành.

Việc kiểm tra sức khỏe trước hôn nhân, bước đầu cũng được triển khai thực hiện khá tốt thông qua Dự án “Nâng cao chất lượng dân số”. Các hoạt động cung cấp thông tin về sức khỏe giới tính, sức khỏe tình dục, truyền thông tư vấn lồng ghép với khám sức khỏe và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho các đối tượng vị thành niên, thanh niên được tổ chức thí điểm ở một số địa phương đã mang lại hiệu quả cao. Nhận thức của thanh niên và vị thành niên về chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục được nâng cao một bước. Điều quan trọng nhất, qua 4 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số, TP.Quy Nhơn đã căn bản đạt mức sinh thay thế (mỗi cặp vợ chồng có 2 con).

  • La Ánh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Trình độ thu thập, xử lý thông tin đã được nâng cao   (13/04/2007)
Nhiều trẻ em cải thiện đời sống   (16/03/2007)
Nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác dân số và chăm sóc trẻ em   (16/03/2007)
Đặt yêu cầu đồng bộ trong phối hợp thực hiện  (09/03/2007)
Tổng kết hoạt động Dự án Sức khỏe bà mẹ trẻ em năm 2006  (07/03/2007)
Phù Mỹ với những nỗ lực giảm sinh   (23/02/2007)
Làng Chăm H’roi: 5 năm liền không có người sinh con thứ 3  (02/02/2007)
Chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: Cộng đồng trách nhiệm  (19/01/2007)
Những tấm lòng yêu trẻ   (05/01/2007)
Những gương mặt chuyên trách dân số tiêu biểu  (29/12/2006)
Ưu tiên hàng đầu  (28/12/2006)
Hoài Ân: Phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật dựa vào cộng đồng  (08/12/2006)
Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS  (01/12/2006)
Hội SAP/VN với trẻ em khuyết tật Bình Định  (24/11/2006)
Tạo sự chuyển biến mới   (10/11/2006)