NHÂN NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI (11-7):
Nam giới là bạn đồng hành trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ
18:40', 11/7/ 2007 (GMT+7)

Thực hiện Chương trình công tác DS-GĐ & TE năm 2007 và nhân kỷ niệm 20 năm sáng kiến toàn cầu về làm mẹ an toàn, Ủy ban DS-GĐ & TE Việt Nam đã tổ chức đợt tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về Ngày dân số thế giới 11-7 với chủ đề “Nam giới là bạn đồng hành trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ”.

 

Trao quà lưu niệm cho cán bộ dân số chuyên trách tiêu biểu. Ảnh: La Ánh

 

Trong gia đình, người cha thường có quyền quyết định cho con gái cưới chồng sớm, dẫn đến mang thai có nguy cơ cao; người chồng đóng vai trò chính trong việc quyết định về số con và thời điểm họ sẽ có con… Những quyết định này có thể định đoạt tương lai của cả gia đình.

Đàn ông thường được quyết định về vấn đề tài chính, bao gồm cả việc quyết định trả tiền thuê một bà đỡ tại nhà hay đưa vợ đến bệnh viện sinh con. Sự chăm sóc và trợ giúp của một người chồng hay bạn tình có hiểu biết, sẽ cải thiện tình trạng mang thai, sinh con, thậm chí là quyết định giữa sự sống và cái chết trong một số trường hợp tai biến khi phụ nữ cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Nam giới thường định hướng những quan điểm chung. Sự ủng hộ của họ về sức khỏe và phúc lợi của phụ nữ có thể tác động tới sự chăm sóc thai sản cho phụ nữ. Nam giới là một phần “giải pháp” để tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Hiện nay, trên thế giới, hàng năm có nửa triệu phụ nữ chết do các nguyên nhân liên quan đến thai sản, trong đó 99% ở các nước đang phát triển. Để đạt được mục tiêu toàn cầu về chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, phòng chống HIV/AIDS và bình đẳng giới, nam giới cần phải tích cực tham gia vào việc đưa ra các cam kết cá nhân về sử dụng sức mạnh và quyền lực của họ cho sự thay đổi có tính tích cực. Sự tham gia của nam giới là cơ sở cho việc hỗ trợ sức khỏe sinh sản của phụ nữ và thay đổi các vai trò xã hội cản trở về sức khỏe sinh sản.

Sức khỏe sinh sản bắt đầu với việc bình đẳng giới. Nam giới đóng vai trò chủ đạo trong sức khỏe sinh sản như là người khách hàng, bạn tình và nhân tố thay đổi. Nam giới tham gia vào các nỗ lực chăm sóc sức khỏe sinh sản như người vận động cho các dịch vụ cần thiết, như người ủng hộ cho các nhu cầu của bạn tình và như người tiếp nhận các dịch vụ về  sức khỏe và phúc lợi cho bản thân.

Các nghiên cứu và kinh nghiệm cho thấy, hầu hết đàn ông mong muốn chăm sóc sức khỏe bản thân và cho bạn tình của họ. Khi được khuyến khích và có cơ hội, rất nhiều nam giới sẽ tìm kiếm và đến với chăm sóc sức khỏe sinh sản. Và, với một chút hỗ trợ, nhiều người sẵn sàng thay đổi các tập quán và thói quen đe dọa sức khỏe phụ nữ và tham gia ủng hộ quá trình ra quyết định về sức khỏe sinh sản và tình dục.

Nam giới trẻ tuổi nhận được nhiều từ việc tăng cường tiếp cận các dịch vụ và thông tin về sức khỏe sinh sản và tình dục. Họ biết được lợi ích khi là một người tình có trách nhiệm, biết chăm sóc và không có hành vi bạo lực. Lợi ích từ việc tham gia chương trình sức khỏe sinh sản như tăng cường thực hiện các biện pháp tránh thai, tình dục an toàn, chẩn đoán và điều trị các bệnh lây qua đường tình dục, HIV sẽ tác động mạnh mẽ đến quan điểm của nam giới về sức khỏe sinh sản. Các cặp vợ chồng sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ việc cùng nhau đưa ra quyết định về thời điểm có con và số con, cũng như khi người phụ nữ được tự do lựa chọn các biện pháp tránh thai hoặc tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

  • La Ánh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thêm nhiều niềm vui cho trẻ em nghèo  (06/07/2007)
Hạnh phúc đã mỉm cười  (29/06/2007)
“Chuyện ấy” - ai biết, ai chưa?  (15/06/2007)
Thắng lợi vượt bậc !  (08/06/2007)
Điển hình Vân Canh  (11/05/2007)
Quy Nhơn căn bản đạt mức sinh thay thế  (20/04/2007)
Trình độ thu thập, xử lý thông tin đã được nâng cao   (13/04/2007)
Nhiều trẻ em cải thiện đời sống   (16/03/2007)
Nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác dân số và chăm sóc trẻ em   (16/03/2007)
Đặt yêu cầu đồng bộ trong phối hợp thực hiện  (09/03/2007)
Tổng kết hoạt động Dự án Sức khỏe bà mẹ trẻ em năm 2006  (07/03/2007)
Phù Mỹ với những nỗ lực giảm sinh   (23/02/2007)
Làng Chăm H’roi: 5 năm liền không có người sinh con thứ 3  (02/02/2007)
Chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: Cộng đồng trách nhiệm  (19/01/2007)
Những tấm lòng yêu trẻ   (05/01/2007)