CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2001-2006:
Trẻ em được chăm sóc tốt hơn
9:4', 10/8/ 2007 (GMT+7)

* Những kết quả đạt được

Ở Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em, nhờ thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục, phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em SDD và bà mẹ mang thai 3 tháng cuối không tăng đủ cân… đã hạ tỷ lệ trẻ em SDD từ 34,9% năm 2000, xuống còn 23,5% năm 2006; tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2.500g xuống còn 1,5%.

Các chương trình y tế quốc gia cũng đạt được các kết quả quan trọng: Chương trình tiêm chủng mở rộng đạt từ 99 đến 99,6%; Chương trình uống Vitamin A đạt từ 99 đến 100% chỉ tiêu; các chương trình ARI, CDD và tiêm phòng siêu vi B, viêm não Nhật Bản cho trẻ em được thực hiện thường xuyên. Các loại bệnh tật của trẻ em, nhất là các bệnh truyền nhiễm từng bước được đẩy lùi.

 

              Trẻ em khuyết tật được nhận xe lăn, xe lắc.

 

Tỉnh đã cấp 150.915 thẻ khám chữa bệnh (KCB) miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Có 193.948 lượt trẻ em KCB miễn phí tại các cơ sở y tế. Ngoài ra, UBND tỉnh còn quy định trẻ em dưới 6 tuổi đi KCB tại các cơ sở y tế công lập ngoài tỉnh được thanh toán viện phí. Nhờ đó mà tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 5 tuổi giảm từ 43‰ năm 2000 xuống còn 34‰ năm 2006; tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi từ 39,6‰ năm 2000 xuống còn 29‰ năm 2006; tỷ lệ bà mẹ tử vong liên quan đến thai sản cũng giảm rõ rệt.

Các chương trình chăm sóc trẻ em có HCĐBKK cũng thu được kết quả khá tốt: Chương trình ngăn ngừa trợ giúp trẻ em lang thang đạt 70%; chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa đạt từ 50% năm 2000 tăng lên 75% năm 2006; trẻ em tàn tật, trẻ em bị nhiễm chất độc da cam được quan tâm đầu tư chăm sóc từ 50% năm 2000 tăng lên 85% năm 2006; trẻ em tàn tật được phục hồi chức năng từ 50% năm 2000 tăng lên 70% năm 2006; chương trình phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em; phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, nên đã hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn thương tích trẻ em và các vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em.

* Đẩy mạnh xã hội hóa

Công tác xã hội hóa giáo dục đã giúp hệ thống trường lớp được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang; đội ngũ thầy cô giáo được tăng cường. Trẻ em dưới 6 tuổi được huy động vào lớp 1 đạt 99,98%; trẻ em học hết bậc tiểu học đúng độ tuổi tăng lên 90,16%. Trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi, trẻ em thuộc hộ nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp.

Đặc biệt, tỉnh đã quan tâm đầu tư mở rộng các trường dân tộc nội trú và có nhiều chính sách hỗ trợ đối với trẻ em miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa giúp cho các em có cơ hội đến trường học tập. Toàn tỉnh có 157/157 xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và 155/157 xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và vui chơi giải trí cho trẻ em được tổ chức thường xuyên, đa dạng như: Hội thi tiếng hát Hoa phượng đỏ, kể chuyện theo sách, hội trại khăn quàng đỏ, bóng đá mi ni, đố vui để học, bé khỏe, bé ngoan. Các công viên thiếu nhi, Trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên được sửa chữa nâng cấp và đầu tư xây dựng mới thu hút đông đảo các em đến tham gia. Đến cuối năm 2006 có 73 xã, phường có điểm vui chơi giải trí dành cho trẻ em, đạt tỷ lệ 46,5%. Năm 2000 có 70% trẻ em được sinh hoạt vui chơi giải trí, năm 2006 tăng lên 85%.

Tổ chức trao 1.349 suất học bổng “vượt khó học giỏi”, mỗi suất 500 ngàn đồng; phẫu thuật trả lại nụ cười cho 302 trẻ em sứt môi, hở hàm ếch; cấp xe lăn cho 287 em khuyết tật vận động; 56 em được phẫu thuật tim bẩm sinh; 280 em được phẫu thuật chỉnh hình…

Nhìn chung, sau 6 năm thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em, công tác BV-CSTE đã được xã hội hóa một bước rất quan trọng. Tuy nhiên, việc lồng ghép thực hiện các mục tiêu của Chương trình hành động ở tỉnh ta vẫn còn một số hạn chế. Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em chưa thực hiện đồng bộ; trẻ em khuyết tật được phẫu thuật và phục hồi chức năng còn ít so với số lượng các em khuyết tật hiện có; trẻ em miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn thiếu thốn cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của gia đình và cộng đồng. 

  • La Ánh
In trangGửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đak Mang - Nỗi lo trẻ em suy dinh dưỡng  (20/07/2007)
Căn bản đạt mức sinh thay thế  (13/07/2007)
Nam giới là bạn đồng hành trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ  (11/07/2007)
Thêm nhiều niềm vui cho trẻ em nghèo  (06/07/2007)
Hạnh phúc đã mỉm cười  (29/06/2007)
“Chuyện ấy” - ai biết, ai chưa?  (15/06/2007)
Thắng lợi vượt bậc !  (08/06/2007)
Điển hình Vân Canh  (11/05/2007)
Quy Nhơn căn bản đạt mức sinh thay thế  (20/04/2007)
Trình độ thu thập, xử lý thông tin đã được nâng cao   (13/04/2007)
Nhiều trẻ em cải thiện đời sống   (16/03/2007)
Nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác dân số và chăm sóc trẻ em   (16/03/2007)
Đặt yêu cầu đồng bộ trong phối hợp thực hiện  (09/03/2007)
Tổng kết hoạt động Dự án Sức khỏe bà mẹ trẻ em năm 2006  (07/03/2007)
Phù Mỹ với những nỗ lực giảm sinh   (23/02/2007)