Giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục trẻ em?
15:26', 24/8/ 2007 (GMT+7)

Trẻ em phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn thi tìm hiểu Luật BV&CSTE. Ảnh: La Ánh

Bình Định là một trong những tỉnh có số lượng trẻ em bị xâm hại tình dục nhiều so với các tỉnh ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2007, đã có ít nhất 9 trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục. Có trường hợp trẻ em gái mới 6 tuổi đã bị xâm hại. Đối tượng xâm hại có đủ các thành phần trong xã hội, từ nông dân, cán bộ viên chức đến trẻ vị thành niên... Thông thường họ có quan hệ quen biết với các nạn nhân, là người thân của cha mẹ hoặc là người hàng xóm... Các đối tượng này hoàn toàn bình thường về mặt thần kinh nhưng lại không bình thường về nhân cách, đạo đức...

Phần lớn những kẻ xâm hại tình dục trẻ em đều ý thức được hành vi phạm tội nghiêm trọng của mình nhưng khi hành động chúng nghĩ sẽ không bị phát hiện, không bị tố giác, không bị buộc tội. Và cơ sở để chúng thực hiện hành vi là hầu hết nạn nhân đều còn quá nhỏ, không đủ trí khôn, bản lĩnh để tố giác, nhất là khi bị chúng hăm dọa  sẽ bị đánh, bị giết chết nếu nói cho ai biết...

Trong khi đó, có những trường hợp người nhà nạn nhân phát hiện được nhưng lại tìm cách giấu kín chuyện vì xấu hổ, sợ ảnh hưởng tới uy tín gia đình và tương lai của đứa trẻ. Chính vì vậy, số vụ xâm hại tình dục bị phát giác, xử lý thấp hơn nhiều so với thực tế.

Hậu quả của việc trẻ em gái bị xâm hại tình dục là rất lớn và dai dẳng. Vết thương trên cơ thể có thể nhanh chóng được chữa lành nhưng vết thương tinh thần thì hầu như không thể chữa khỏi. Nhiều em gái cảm thấy xấu hổ muốn tìm đến cái chết, hoặc sống buông thả sau khi bị xâm hại. Vì vậy, việc phòng chống xâm hạïi tình dục trẻ em đã trở nên bức thiết.

Để ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục trẻ em cần có sự phối hợp thực hiện nhiều giải pháp. Trước hết ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình phải có ý thức cảnh giác để bảo vệ cháu con mình; không quá tin với những người hàng xóm, nhất là những người thường say xỉn; không để con cháu ăn mặc hở hang khi ra đường và phải có hành động quyết liệt khi cháu con mình bị xâm hại.

Gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng cần tăng cường giáo dục giới tính cho các em để các em biết, cảnh giác và có biện pháp bảo vệ. Đây là điều quan trọng vì tự bảo vệ là hình thức có hiệu quả nhất trong việc chống lại nạn lạm dụng tình dục trẻ em.

Gia đình, cộng đồng cần lên án mạnh mẽ hành vi xâm hại tình dục trẻ em, không được bao che, vì kinh nghiệm cho thấy, nếu được bao che hay nương nhẹ hình phạt kẻ thủ ác sẽ tái phạm. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần khẩn trương, nghiêm khắc xử lý các đối tượng xâm hại tình dục trẻ em, các hình phạt phải đủ mạnh để có ý nghĩa giáo dục, cảnh báo và răn đe hiệu quả.

  • La Ánh
In trangGửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục trẻ em?  (24/08/2007)
Trẻ em được chăm sóc tốt hơn   (10/08/2007)
Đak Mang - Nỗi lo trẻ em suy dinh dưỡng  (20/07/2007)
Căn bản đạt mức sinh thay thế  (13/07/2007)
Nam giới là bạn đồng hành trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ  (11/07/2007)
Thêm nhiều niềm vui cho trẻ em nghèo  (06/07/2007)
Hạnh phúc đã mỉm cười  (29/06/2007)
“Chuyện ấy” - ai biết, ai chưa?  (15/06/2007)
Thắng lợi vượt bậc !  (08/06/2007)
Điển hình Vân Canh  (11/05/2007)
Quy Nhơn căn bản đạt mức sinh thay thế  (20/04/2007)
Trình độ thu thập, xử lý thông tin đã được nâng cao   (13/04/2007)
Nhiều trẻ em cải thiện đời sống   (16/03/2007)
Nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác dân số và chăm sóc trẻ em   (16/03/2007)
Đặt yêu cầu đồng bộ trong phối hợp thực hiện  (09/03/2007)