Chủ Nhật, ngày 6/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Những thách thức trong công tác dân số
9:43', 25/4/ 2008 (GMT+7)

Hiện nay, mức sinh giảm (đạt mức sinh thay thế bình quân của cả nước) nhưng không bền vững, tiềm ẩn nguy cơ tăng sinh trở lại, cùng với việc mất cân bằng giới tính là hai vấn đề nổi cộm, trong việc ổn định quy mô dân số ở tỉnh ta.

 

Nếu không quản lý được nhóm phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ thì xu hướng tăng sinh là tất yếu.

 

* Mức sinh giảm nhưng không bền vững

Nhìn trên tổng thể, hiện nay Bình Định vẫn duy trì được mức sinh thay thế. Nhưng trên thực tế, mức sinh này không thực sự bền vững. Năm Đinh Hợi 2007, với “niềm tin” sinh con năm “lợn vàng” sẽ gặp nhiều may mắn nên khoa sản các bệnh viện đều quá tải. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn trong 3 tháng đầu năm 2008 bởi các gia đình cố làm “cú vớt” trong hai tháng âm của năm Đinh Hợi. 

Theo các nhà quản lý công tác dân số, có nhiều nguyên nhân lý giải cho tình trạng mức sinh ở tỉnh ta giảm nhưng không bền vững. Thứ nhất, Bình Định vẫn là tỉnh đông dân nhất ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Thứ hai, mức sinh ở tỉnh ta giảm nhưng lại không đều qua các năm và đối với từng vùng, miền. Các vùng dân trí cao như thành phố, thị trấn, thị tứ mức sinh đã đạt ở mức sinh thay thế là 2 con. Tuy nhiên, ở các xã miền núi và vùng biển, mức sinh này vẫn còn khá cao là 2,7-2,8 con. Trong khi đó, số trẻ em là con thứ 3 trở lên hàng năm vẫn đều đặn ở mức hơn 3.000 trẻ, cũng là một nguy cơ.

Vấn đề đáng ngại nhất trong việc mức sinh giảm không bền vững, chính là việc dự báo chính xác số phụ nữ sắp bước vào và bước ra độ tuổi sinh đẻ để xây dựng kế hoạch triển khai các biện pháp phòng tránh thai hợp lý. Bình Định có hơn 34 ngàn phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ (14-15 tuổi) nhưng chỉ có hơn 12 ngàn phụ nữ bước ra độ tuổi sinh đẻ (49-50 tuổi). Như vậy, cứ 1 phụ nữ bước ra độ tuổi sinh đẻ thì có đến hơn 3 phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ. Do đó, dù có chấp nhận mức sinh thay thế 2 con thì mức sinh trong các năm tới vẫn theo xu hướng ngày càng tăng. Mặt khác, theo quy luật, để ổn định quy mô dân số, ngoài tỉ lệ phụ nữ bước ra và bước vào độ tuổi sinh đẻ phải là 1:1, còn đòi hỏi tỉ lệ sinh phải bằng tỉ lệ chết. Tỉ lệ sinh hiện nay ở tỉnh ta là 15%o, tỉ lệ chết xấp xỉ 5%o và tỉ lệ dân số sinh tự nhiên là 10%o.

Một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng là khoảng 400 ngàn vị thành niên trong tỉnh chưa được trang bị kỹ những kiến thức, hiểu biết về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. Nếu công tác truyền thông, giáo dục dân số không được làm tốt sẽ làm cản trở công tác dân số, thậm chí phá hoại những thành tựu trong dân số-sức khỏe sinh sản thời  gian qua.

 

Các đối tượng vị thành niên sinh hoạt tại Góc tư vấn Tuổi Hồng, Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn).

 

* Chênh lệch giới tính

Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn nặng nề trong một bộ phận dân cư, nhất là ở các vùng ven biển, vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi đó, y học ngày càng phát triển đã giúp việc sinh con “theo ý muốn”, làm cho tỉ lệ bé trai được sinh ra tăng lên rõ rệt… Trước đây, tỉ lệ nữ giới thường ở khoảng 51%, nam giới là 49%. Trong những năm gần đây, khi chúng ta thực hiện cuộc vận động dân số với khẩu hiệu “dừng lại ở 1-2 con để nuôi dạy cho tốt” đã góp phần hạn chế mức sinh, nhưng cũng làm cho các gia đình phải cân nhắc, lựa chọn giới tính thai nhi  để sinh bằng được con trai. Hệ quả của quan niệm này là từ năm 2000 đến nay, khoảng cách tỉ lệ giới tính (số trẻ em trai/trẻ em gái) ở tỉnh ta ngày càng được kéo giãn ra. Cụ thể, năm 2000, tỉ lệ này mới ở mức bình thường là 106/100 thì đến cuối năm 2007, đã vọt lên đến mức báo động 126/100.

Tỉ lệ này gia tăng theo số lần sinh, đặc biệt đối với những gia đình có số lần sinh con thứ 3 trở lên. Theo thống kê của Khoa Phụ sản, BVĐK TP Quy Nhơn, chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm nay, bệnh viện đã có 186 bé trai và 179 bé gái chào đời.

* Cần có chiến lược lâu dài

Mất cân bằng giới tính, mức sinh có xu hướng tăng trở lại, tất yếu sẽ tác động xấu đến sự phát triển của xã hội. Do đó, chúng ta cần có một chiến lược đầu tư lâu dài cho công tác dân số-sức khỏe sinh sản.

Giải pháp quan trọng nhất chính là tăng cường thông tin - giáo dục - truyền thông, đi đôi với việc sẵn sàng các dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ, nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ sức khỏe sinh sản lành mạnh. Chiến lược quốc gia truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số-sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2006 - 2010 cũng đã đề ra các mục tiêu: góp phần tạo môi trường thuận lợi về chính sách, nguồn lực và dư luận xã hội để mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng có nhận thức, hành vi đúng và bền vững về dân số-sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình, nhằm đạt mức sinh thay thế và từng bước nâng cao chất lượng dân số.

Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, việc ổn định cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy mới sau khi tách nhập ngành dân số-gia đình-trẻ em về các ngành cần được tiến hành nhanh chóng.

  • Minh Đức
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cần sự quan tâm nhiều hơn từ các địa phương  (11/04/2008)
Tôi hy vọng có một sự tiếp nối tốt đẹp  (04/04/2008)
Vận động trẻ em lang thang hồi gia  (28/03/2008)
Cần những giải pháp quyết liệt hơn  (21/03/2008)
Những mầm sống bị chối bỏ  (14/03/2008)
Niềm tin của gia đình trẻ khuyết tật  (07/03/2008)
Chăm sóc trẻ em có HCĐBKK dựa vào cộng đồng  (29/02/2008)
Cần sự phối hợp chặt chẽ hơn  (22/02/2008)
Chuyển biến tích cực sau 4 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số  (15/02/2008)
Tết vui với trẻ khó khăn  (15/02/2008)
Thêm nhiều đối tượng được ưu tiên  (31/01/2008)
Tổ ấm của những mảnh đời bất hạnh  (25/01/2008)
Tổng kết hoạt động Dự án Sức khỏe bà mẹ trẻ em năm 2007  (23/01/2008)
Tuổi trẻ chung tay chăm sóc trẻ khó khăn  (18/01/2008)
Trẻ em bỏ nhà đi lang thang kiếm sống đã giảm  (11/01/2008)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn