CÔNG TÁC DS-KHHGĐ:
Tổ chức mới, sinh khí mới?
14:35', 13/6/ 2008 (GMT+7)

Mặc dù Ủy ban DS-GĐ&TE giải thể nhưng sự nghiệp DS-KHHGĐ không thể ngưng trệ. Nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X là “giảm tốc độ tăng dân số, tiếp tục duy trì kế hoạch giảm sinh, phấn đấu đạt mục tiêu mức sinh thay thế…”, sự nghiệp DS-KHHGĐ lại được kế tục bằng tổ chức mới: Chi cục DS-KHHGĐ và các Trung tâm DS- KHHGĐ.

 

Tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: H.X

 

Ngày 14.5.2008, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 05/2008/TT-BYT hướng dẫn chức năng nhiệm vụ và cơ cấu, tổ chức của Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ ở xã, phường, thị trấn và cộng tác viên dân số ở tổ, phố, cụm dân cư, thôn, bản, phum, sóc, mường. Ngay sau đó, ngày 21.5, Sở Y tế Bình Định đã có có 2 tờ trình số 95 và 96/TTr-SYT kèm theo 2 đề án thành lập Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bình Định và thành lập Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố. Mới đây, UBND tỉnh đã thông qua 2 đề án, chuẩn bị thủ tục ra quyết định thành lập Chi cục DS-KHHGĐ và Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố…

* Chi cục DS-KHHGĐ - sự kế thừa chuyên sâu

Ủy ban DS-GĐ&TE tỉnh giải thể, bộ phận DS-KHHGĐ còn lại 9 người song với việc thành lập Chi cục DS-KHHGĐ mà đề án đưa ra, nhân sự tăng lên gấp 1,5 lần để bảo đảm cho một bộ máy có Chi cục trưởng, Chi cục phó và 3 phòng chức năng gồm: phòng Tổ chức - Hành chính - Kế hoạch - Tài vụ, phòng DS-KHHGĐ và phòng Truyền thông - Giáo dục.

Điều quan trọng là chức năng và nhiệm vụ của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bình Định bảo đảm có đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ mà trước đây Ủy ban DS-GĐ&TE đảm nhận và hoạt động chuyên sâu hơn. Theo đề án thành lập, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ, bao gồm các lĩnh vực: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số; chỉ đạo và tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về DS-KHHGĐ trên địa bàn toàn tỉnh chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, sự chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật của Tổng cục DS-KHHGĐ thuộc Bộ Y tế. Như vậy Chi cục DS-KHHGĐ một mặt chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Y tế, mặt khác chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục DS-KHHGĐ.

Theo đề án, Chi cục DS-GĐ&TE tỉnh Bình Định có nhiệm vụ cơ bản là tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị và chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong lĩnh vực DS-KHHGĐ; giúp Giám đốc Sở Y tế hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động dự án về DS-KHHGĐ sau khi được phê duyệt; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ, đào tạo nguồn nhân lực làm công tác DS-KHHGĐ của địa phương; quản lý về quy mô DS-KHHGĐ, cơ cấu dân số, chất lượng dân số; chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, vận động, giáo dục, cung cấp dịch vụ, tư vấn về các lĩnh vực DS-KHHGĐ, sức khỏe tình dục, SKSS vị thành niên và thanh niên…

* Trung tâm DS-KHHGĐ- cánh tay nối dài của Chi cục

Là đơn vị sự nghiệp, chịu sự quản lý toàn diện của Chi cục DS-KHHGĐ, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố thực tế là cánh tay nối dài của Chi cục với chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật, truyền thông giáo dục về DS- KHHGĐ trên địa bàn huyện, thành phố. Mặt khác các Trung tâm còn chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật, về dịch vụ KHHGĐ, truyền thông giáo dục của các trung tâm liên quan ở cấp tỉnh và chịu sự quản lý nhà nước theo địa bàn huyện, thành phố.

Với sự ra đời của các Trung tâm DS-KHHGĐ, kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật và truyền thông của Chi cục DS-KHHGĐ sẽ được cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Trung tâm cũng chính là nơi hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn các hoạt động về DS-KHHGĐ của trạm y tế xã và cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn, làng; tham gia quản lý và triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ chuyên trách và cộng tác viên ở cơ sở…

Nếu so với bộ máy của Ủy ban DS-GĐ&TE, hiện nay hệ thống làm công tác DS-KHHGĐ ở tỉnh ta đã quy mô hơn và chuyên sâu hơn. Vấn đề đặt ra là việc bố trí cán bộ cũng như tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ như thế nào để sau khi Chi cục và các Trung tâm DS-KHHGĐ chính thức thành lập sẽ phát huy được hết những ưu điểm của bộ máy tổ chức mới, bảo đảm công tác DS-KHHGĐ được kế thừa một cách liên tục nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra.

  • Quang Khanh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
5 bông hoa vượt khó, học giỏi  (06/06/2008)
Công tác DS-KHHGĐ không thành công nếu làm theo lối áp đặt (*)  (24/05/2008)
Còn nhiều thách thức !  (16/05/2008)
An toàn để trẻ em sống và phát triển!  (09/05/2008)
Những thách thức trong công tác dân số  (25/04/2008)
Cần sự quan tâm nhiều hơn từ các địa phương  (11/04/2008)
Tôi hy vọng có một sự tiếp nối tốt đẹp  (04/04/2008)
Vận động trẻ em lang thang hồi gia  (28/03/2008)
Cần những giải pháp quyết liệt hơn  (21/03/2008)
Những mầm sống bị chối bỏ  (14/03/2008)
Niềm tin của gia đình trẻ khuyết tật  (07/03/2008)
Chăm sóc trẻ em có HCĐBKK dựa vào cộng đồng  (29/02/2008)
Cần sự phối hợp chặt chẽ hơn  (22/02/2008)
Chuyển biến tích cực sau 4 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số  (15/02/2008)
Tết vui với trẻ khó khăn  (15/02/2008)