|
Giờ học văn hóa của các em lớp học tình thương phường Quang Trung, TP Quy Nhơn. Ảnh: La Ánh |
Đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc da cam và trẻ em nhiễm HIV/AIDS” đã trải qua 3 năm thực hiện. Nhìn chung, qua thực hiện Đề án, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (HCĐBKK) ở tỉnh ta đã được chăm sóc tốt hơn tại cộng đồng.
Tỉnh Bình Định hiện có trên 52 ngàn trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có 1.871 em mồ côi cả cha, lẫn mẹ;ï 95 em bị bỏ rơi; 2.456 em tàn tật nặng; 188 em nhiễm chất độc hóa học; 11 em nhiễm HIV/AIDS. Nhằm giúp đỡ trẻ em có HCĐBKK hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống và có cơ hội thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em, 3 năm qua, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các ngành liên quan, nhất là ngành DS-GĐ&TE trước đây và các đoàn thể, tổ chức xã hội đã huy động nhiều nguồn lực xã hội giúp cải thiện đáng kể cuộc sống của các em.
3 năm qua, Sở LĐ-TB&XH đã thường xuyên phối hợp tổ chức tốt các đợt tuyên truyền, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng, về chủ truơng, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác BV&CSTE; tạo điều kiện cho hơn 300 cán bộ cơ sở tham dự 3 lớp tập huấn về công tác xã hội, công tác quản lý và chăm sóc trẻ em có HCĐBKKû. Đề án cũng đã trợ cấp nuôi dưỡng thường xuyên tại cộng đồng cho 614 trẻ em mồ côi; hỗ trợ kinh phí cho các gia đình, cá nhân nhâïn nuôi dưỡng chăm sóc 172 trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho 72 em, hỗ trợ tạo việc làm cho 3 em; cấp thẻ KCB miễn phí và thẻ BHYT cho 4.621 em; miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường cho 3.882 em; hỗ trợ sách vở và đồ dùng học tập cho 2.583 em.
Ngoài ra, hàng năm các em còn có hệ học bổng “vượt khó học giỏi” riêng. Đã có 250 em nhận học bổng 500 ngàn đồng. Ngoài ra, Quỹ Bảo trợ trẻ em các huyện, thành phố còn trao tặng hàng trăm suất học bổng với số tiền hàng chục triệu đồng.
Đối với các em khuyết tật các cơ quan vận động, Đề án đã hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình, cấp dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng cho 475 em, chi phí cho mỗi em trên 2 triệu đồng; cấp xe lăn, xe lắc cho 190 em tàn tật chi, giúp các em đi lại được dễ dàng hơn trong cuộc sống và học tập (mỗi chiếc xe trị giá từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng); phối hợp tổ chức phẫu thuật trả lại nụ cười cho 197 em sứt môi, hở hàm ếch, sẹo bỏng, dị tật ở chân, tay (chi phí cho mỗi em hơn 1 triệu đồng), phẫu thuật não úng thủy cho 10 em... Vận động sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội từ thiện và từ nguồn chi của Quỹ Bảo trợ trẻ em, phẫu thuật tim bẩm sinh cho 90 em, với số tiền hơn 2 tỉ đồng. Duy trì có hiệu quả 2 trung tâm phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho 140 trẻ em khuyết tật ở 2 huyện Hoài Ân và Phù Cát. Nhân các ngày lễ, tết trong năm tổ chức thăm tặng quà cho hàng chục ngàn trẻ em có HCĐBKK, với số tiền hàng trăm triệu đồng.
Mặc dù vậy, qua 3 năm thực hiện đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc da cam và trẻ em nhiễm HIV/AIDS” vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. Một số địa phương chưa thực sự coi trọng công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nói chung và trẻ em có HCĐBKK; đội ngũ cán bộ làm công tác này ở cơ sở còn thiếu và kiêm nhiệm nhiều việc, nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình. Mức trợ cấp đối với các em có HCĐBKK còn thấp so với biến động của giá cả thị trường cho nên đời sống của các em còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hệ thống dịch vụ y tế, giáo dục và văn hóa chưa đáp ứng nhu cầu cấp thiết của trẻ em, nhất là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn.
Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc ngày càng tốt hơn đối với trẻ em có HCĐBKK, đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ hơn, nhịp nhàng hơn nữa giữa Sở LĐ-TB&XH với các ngành, đoàn thể liên quan, và huy động sự quan tâm đóng góp nhiều hơn nữa của cộng đồng cho công tác BV&CSTE.
|