TƯ VẤN SỨC KHỎE SINH SẢN, SỨC KHỎE TÌNH DỤC:
Cần được đổi mới
9:4', 30/10/ 2009 (GMT+7)

Lâu nay, các buổi truyền thông sức khỏe sinh sản (SKSS), sức khỏe tình dục (SKTD) phần lớn không thu hút được vị thành niên (VTN), thanh niên (TN) đến tham dự, bởi cách truyền thông của cán bộ y tế không hấp dẫn họ…

 

Một buổi truyền thông tư vấn SKSS-SKTD cho vị thành niên. Ảnh: M.T

 

* Truyền thông một chiều

Tôi đã có dịp được dự một buổi truyền thông, tư vấn về SKSS, SKTD cho VTN, TN tại xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn). Suốt cả buổi truyền thông, chỉ mỗi báo cáo viên nói, VTN, TN ngồi nghe một cách miễn cưỡng. Vấn đề vốn “tế nhị” lại càng trở nên khô cứng. Sau 45 phút, buổi truyền thông kết thúc mà không có câu hỏi nào đặt ra cho báo cáo viên. Các buổi truyền thông SKSS, SKTD tiếp theo đã không thu hút được VTN, TN đến tham dự, bởi cách truyền thông của cán bộ y tế không hấp dẫn họ.

Một khảo sát nhóm nhỏ của Trung tâm Tư vấn Tuổi Thanh Xuân với 27 VTN, TN tại xã Nhơn Lý, cho kết quả như sau: có 17 bạn (62,9%) không biết kể tên các biểu hiện dậy thì, 14 bạn (82,3%) không biết dấu hiệu mang thai, 8 bạn (29,6%) cho rằng dùng viên tránh thai hằng ngày có thể phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, 6 bạn (35,2%) cho rằng chỉ quan hệ tình dục không an toàn 1 lần sẽ không mang thai và không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục…

Trong khi đó, việc “kéo” VTN, TN ở Nhơn Lý đến với các buổi truyền thông không phải là điều dễ dàng. Anh Nguyễn Ngọc Cần, Bí thư Xã Đoàn Nhơn Lý, cho biết: “Trước các buổi truyền thông, chúng tôi phải đến từng nhà, đưa giấy mời trước 2-3 ngày và vận động VTN, TN sắp xếp công việc đi biển để đến tham dự”.

* Để truyền thông đạt hiệu quả

Công tác truyền thông luôn đòi hỏi việc đầu tư nhiều công sức. Trong đó, truyền thông về những vấn đề SKSS, SKTD, vốn vẫn được coi là “tế nhị”, thì càng phải có những chuyên gia giỏi “nghề” và tâm huyết.

Chị Phạm Thị Hồng Phú, tư vấn viên Trung tâm Tư vấn Tuổi Thanh Xuân, kể lại: “Dù là truyền thông nhóm nhỏ, chúng tôi cũng phải chuẩn bị một kế hoạch rất công phu, như một giáo án hoàn chỉnh vậy. Bắt đầu trò chơi khởi động liên quan đến SKSS, SKTD hay chiếu phim và thảo luận, lượng giá đầu vào, phần giới thiệu làm quen, dụng cụ trực quan làm mẫu, tờ rơi, câu hỏi thảo luận, lượng giá đầu ra…”.

Hiện nay, những người làm “nghề” truyền thông ở tỉnh ta không nhiều, phần lớn chưa qua trường lớp đào tạo bài bản, thiếu kinh nghiệm thực tế truyền thông; tư liệu, phương tiện làm việc chưa được đầu tư đúng mức. “Để chuyển tải giáo án sao cho hiệu quả là một công đoạn hết sức khó khăn và chúng tôi phải luôn tự mày mò, tìm tòi và học hỏi những cách làm mới. Tôi nghĩ, tư vấn viên ngoài vững về kiến thức còn cần rất nhiều kỹ năng, kỹ xảo…” - chị Phú chia sẻ thêm.

Chuyên gia tư vấn ở tỉnh ta phần lớn làm công tác kiêm nhiệm, nên việc đầu tư về chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm thực tế… còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy cần có cơ chế, chính sách đối với đội ngũ những cán bộ làm công tác này; tăng cường công tác đầu tư trang thiết bị làm việc; mở các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho họ… 

Thực tế cho thấy, hiệu quả từ hình thức truyền thông nhóm nhỏ thu được hơn hẳn các hình thức truyền thông khác như diễn đàn, giao lưu, tổ chức cuộc thi... song kinh phí lại khiêm tốn hơn, bởi vậy ít người đã bỏ công sức tìm tòi những phương pháp mới đem lại hiệu quả. Những phương pháp giảng dạy tích cực như: làm việc nhóm, tổ chức trò chơi khởi động… đã được mổ xẻ rất nhiều lần trong các buổi tập huấn cho cán bộ truyền thông cơ sở, song vẫn rất ít khi được áp dụng.

Nếu thực sự những chương trình truyền thông về vấn đề “tế nhị” cho VTN, TN nhất thiết phải cần đến chuyên gia tâm lý đầu ngành, thì chắc hẳn số buổi truyền thông chỉ tính được trên đầu ngón tay, bởi chúng ta có quá ít chuyên gia như vậy. Vậy nên, không ai khác ngoài những cán bộ truyền thông cơ sở phải làm công việc này. Nếu tuyên truyền viên mạnh dạn áp dụng kiến thức, kỹ năng truyền thông về SKSS, SKTD đã được đào tạo, lượng giá chúng và luôn đổi mới cho hiệu quả, thì không lâu, họ có thể đáp ứng tốt yêu cầu truyền thông.

  • Minh Trà
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chung sức cứu giúp trẻ em khuyết tật  (16/10/2009)
Những mục tiêu “số 1”  (09/10/2009)
Lo Trung thu cho trẻ em nghèo  (02/10/2009)
Phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp  (25/09/2009)
Bình Định đang mất cân bằng giới tính  (18/09/2009)
Công tác DS - KHHGĐ có nhiều chuyển biến  (11/09/2009)
Góp sức cho trẻ em nghèo đến trường  (21/08/2009)
Can thiệp giảm tình trạng bạo lực gia đình  (21/08/2009)
Mở thêm cánh cửa vào đời cho trẻ khuyết tật  (14/08/2009)
Điều kiện sống của trẻ em không ngừng cải thiện  (31/07/2009)
Chung tay chăm sóc trẻ em nghèo  (17/07/2009)
Thực hiện tốt các quyền cơ bản của trẻ em  (03/07/2009)
Tôn vinh những cán bộ dân số giỏi  (26/06/2009)
Giảm gánh nặng bệnh tật, nâng cao chất lượng dân số  (12/06/2009)
Cộng đồng cùng nỗ lực chung tay vì trẻ em nghèo  (05/06/2009)