CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN:
Cần sự phối hợp đồng bộ hơn
12:6', 27/3/ 2009 (GMT+7)

Nâng cao kiến thức, kỹ năng và hành vi trong việc tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe bản thân liên quan đến sức khỏe sinh sản (SKSS), sức khỏe tình dục... là mục tiêu của Kế hoạch hành động về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của vị thành niên (VTN) và thanh niên (TN).

 

Đội KHHGĐ huyện Vĩnh Thạnh đang tư vấn về sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở làng L7, xã Vĩnh Hảo. Ảnh: Long Vũ

 

Bước vào lứa tuổi VTN, thể chất, tâm lý, sinh lý con người phát triển mạnh mẽ, vóc dáng thay đổi nhanh chóng; chiều cao, trọng lượng cơ thể tăng lên; bộ phận sinh dục phát triển. Nữ bắt đầu có kinh nguyệt báo hiệu trứng rụng và có khả năng có con nếu quan hệ tình dục không an toàn, còn nam thì xuất hiện hiện tượng cường dương và xuất tinh vào ban đêm bộc lộ khả năng sinh sản.

Cùng với sự phát triển về thể chất và sinh lý, ở tuổi VTN cũng diễn ra sự biến đổi mạnh mẽ về tâm lý. Các em luôn tự cho mình không còn là trẻ con nữa và muốn tự khẳng định mình, muốn thoát khỏi sự “kiểm soát” của cha mẹ và gia đình; muốn được độc lâïp trong suy nghĩ và hành động. Ở giai đoạn này, các em dành nhiều tình cảm cho bạn bè, bắt đầu ý thức về giới tính, quan tâm rất nhiều đến bạn khác giới và những xúc cảm giới tính xuất hiện. Những biến đổi nói trên ở lứa tuổi VTN là bình thường, đúng quy luật tác động của các nội tiết tố trong cơ thể. Vì vâïy, các trung tâm DS-KHHGĐ, trung tâm chăm sóc SKSS, nhà trường và các bậc cha mẹ cần cung cấp thông tin, kiến thức về SKSS, sức khỏe tình dục cho các em hiểu và không quá lo lắng trước những đổi thay của cơ thể.

Đa số các em ở tuổi VTN rất tự tin về sự thay đổi của cơ thể, tuy nhiên, nhiều em tỏ ra lo lắng về tâm lý, bối rối trước cảm xúc nảy sinh từ tình bạn khác giới và băn khăn trước câu hỏi: có phải tình yêu luôn đi với tình dục không? Nếu quan hệ tình dục thì có mang thai hay không? Và làm thế nào để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục, và lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục…

Quan hệ tình dục trước hôn nhân và tình dục không an toàn trong VTN và TN đang có xu hướng gia tăng (nhiều em gái bị xâm hại tình dục ở lứa tuổi rất trẻ từ 10 đến14 tuổi). Theo số liệu của phòng khám Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh, năm qua, có 9.580 người khám phụ khoa, trong đó có 318 VTN (tỉ lệ 3,3%); có 6.552 người mắc bệnh, trong đó có 172 VTN (tỉ lệ 2,6%); có 472 ca nạo phá thai, trong đó có 134 VTN (tỉ lệ 28,4%). Thực tế số ca nạo phá thai còn lớn hơn nhiều bởi không thể xác định số liệu tại các cơ sở y tế tư nhân. Điều đáng quan tâm là số ca nạo phá thai và tỉ lệ mắc các bệnh lây qua đường tình dục ở tuổi VTN ngày càng gia tăng. Trong năm, có 66 TN và VTN bị nhiễm HIV/AIDS (tỉ lệ 10,23%), trong đó, có 20 em tử vong.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do VTN thiếu hiểu biết về SKSS, thiếu kỹ năng phòng tránh thai và các bệnh lây qua đường tình dục. Cũng qua khảo sát cho thấy: chỉ có 22% VTN có kiến thức về các biện pháp tránh thai và tâm lý tuổi dậy thì; 39% VTN cho rằng các biện pháp tránh thai là dành cho người lập gia đình; 48% không biết các dấu hiệïu của tuổi dậy thì; 19% chấp nhận có quan hệ tình dục trước hôn nhân và có 6% VTN đã từng nạo hút thai.

Công tác tuyên truyền giáo dục chưa có bước đột phá và cũng chưa thật sự quan tâm đến TN và VTN. Việc giáo dục giới tính, giáo dục SKSS ở trường phổ thông chưa được coi trọng. Thầy cô giáo và phụ huynh còn e ngại về giáo dục giới tính; TN và VTN ngại tiếp xúc với cán bộ y tế để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe. Các em quan niệm các cơ sở y tế khám và điều trị bệnh phụ khoa chỉ dành cho người lớn. Mặt khác, nhận thức của các bậc cha mẹ về SKSS, sức khỏe tình dục cho TN và VTN còn có nhiều biểu hiện lệch lạc, chưa có sự trao đổi cởi mở và bình đẳng, cũng như có sự hướng dẫn cần thiết cho các em về vấn đề này.

Hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS  lâu nay chủ yếu phục vụ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, chưa quan tâm đến TN và VTN. Kiến thức và kỹ năng cung cấp thông tin, dịch vụ chăm sóc SKSS cho VTN và TN của cán bộ ngành y tế và các ngành, đoàn thể liên quan chưa được cập nhật kịp thười.

Do vậy, việc giáo dục giới tính, giáo dục SKSS cho TN và VTN trong thời gian sắp đến cần có sự phối hợp đồng bộ hơn nữa giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong viêïc định ra chương trình, nội dung phương thức giáo dục cho phù hợp với từng đối tượng VTN. Cung cấp các kiến thức, kỹ năng về SKSS cho các em và các bậc cha mẹ để cha mẹ giúp các em giải quyết các tình huống thường gặp về SKSS và sức khỏe tình dục.

  • La Ánh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nhiều quy định mới thuận lợi hơn  (20/03/2009)
Cộng đồng cùng chung sức  (13/03/2009)
Quan tâm nhiều hơn đến trẻ em khuyết tật  (06/03/2009)
Mái ấm của những mảnh đời bất hạnh  (27/02/2009)
Nỗ lực hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em xuống còn 20,7%  (20/02/2009)
Samaritan’s Purse hỗ trợ trẻ em nghèo  (13/02/2009)
Chăm lo Tết cho trẻ em nghèo  (23/01/2009)
200 trẻ khuyết tật được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng  (16/01/2009)
Về việc cấp thẻ khám, chữa bệnh cho trẻ em  (09/01/2009)
Một số giải pháp để kiểm soát cân bằng giới tính khi sinh  (02/01/2009)
Nhiều hoạt động hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt  (12/12/2008)
Nỗ lực phối hợp phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ em nghèo  (05/12/2008)
Bạo lực gia đình: Chuyện không riêng của mỗi nhà  (28/11/2008)
Vì một mái ấm gia đình không có bạo lực  (21/11/2008)
Góp phần nâng cao chất lượng sống của bà mẹ và trẻ em  (20/11/2008)