Những thách thức trong công tác DS-KHHGĐ
14:25', 22/5/ 2009 (GMT+7)

Năm 2008, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) được bàn giao cho ngành Y tế. Sự thay đổi về tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ ở các cấp và nhiều nguyên nhân khác đã khiến việc triển khai thực hiện kế hoạch gặp nhiều khó khăn, các chỉ tiêu cơ bản của năm đều không đạt. Đó được coi là một thách thức phải vượt qua trong năm 2009.

 

Nâng cao chất lượng hoạt động của nhân viên y tế thôn, làng và cộng tác viên DS-KHHGĐ. - Trong ảnh: Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ tại Trạm xá xã Cát Hưng (Phù Cát). Ảnh: T.X.C

 

Trong nhiều nguyên nhân có nguyên nhân chủ quan là một số cấp ủy Đảng và chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tính phức tạp, khó khăn, lâu dài của công tác DS-KHHGĐ nên chủ quan, buông lỏng sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác DS-KHHGĐ.

Việc ban hành Pháp lệnh Dân số năm 2003 (Điều 10) thiếu chặt chẽ; chưa xử lý kịp thời và nghiêm khắc với những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhà nước vi phạm chính sách DS-KHHGĐ. Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục về DS-KHHGĐ hiệu quả chưa cao: các hình thức, nội dung truyền thông chưa phù hợp với các nhóm đối tượng đích, nhất là đối với vị thành niên, thanh niên, tiền hôn nhân và các cặp vợ chồng trẻ. Việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế do một số xã chưa có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản- nhi. Đó thực sự là những thách thức cần tập trung giải quyết trong thời gian đến.

Trong những tháng còn lại của năm 2009, để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ cần tập trung mấy vấn đề sau:

Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, phát huy mọi nỗ lực duy trì vững chắc mức sinh thấp, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch về giảm tỉ lệ sinh do HĐND tỉnh giao. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp và thường xuyên báo cáo những vấn đề phát sinh trong công tác DS-KHHGĐ cho cấp ủy và chính quyền để chỉ đạo kịp thời. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành, huy động các nguồn lực, lồng ghép chính sách DS-KHHGĐ vào hoạt động của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Hoàn thành việc đưa chính sách DS-KHHGĐ vào hương ước, quy ước của thôn, làng.

Đảm bảo sự ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ DS-KHHGĐ tại tuyến xã, phường, thị trấn. Từng bước thực hiện chuyển cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ thành viên chức y tế ở trạm y tế xã theo đúng hướng dẫn tại Thông tư 05/2008/TT-BYT và các văn bản hướng dẫn liên quan. Có biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng hoạt động của nhân viên y tế thôn, làng và cộng tác viên DS-KHHGĐ. Triển khai đồng bộ các hoạt động vận động, truyền thông giáo dục thay đổi hành vi nhằm tạo dư luận xã hội, thúc đẩy cộng đồng, gia đình và cá nhân chủ động thực hiện công tác DS-KHHGĐ.

Quan tâm và ưu tiên thích hợp đối với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng có mức sinh cao, những nhóm đối tượng còn hạn chế về nhận thức với các mô hình, thông điệp truyền thông phù hợp cho từng vùng, từng đối tượng. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ an toàn, đa dạng, thuận tiện, đúng tiêu chuẩn cho các đối tượng có nhu cầu. Tiến hành nghiên cứu về thực trạng sinh con thứ 3 và những yếu tố liên quan; đánh giá mô hình cung cấp thông tin và dịch vụ SKSS-KHHGĐ cho trẻ vị thành niên, thanh niên; đánh giá chất lượng thu thập thông tin chuyên ngành về DS-KHHGĐ tại các tuyến... nhằm phục vụ cho công tác quản lý, tổ chức thực hiện chương trình DS-KHHGĐ. Nâng cao chất lượng việc thu thập, lưu trữ, xử lý và báo cáo thống kê về số liệu DS-KHHGĐ ở các cấp, đảm bảo cung cấp thông tin số liệu có độ tin cậy ngày càng cao phục vụ cho yêu cầu quản lý, điều hành ở các cấp. Triển khai các hoạt động kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, đặc biệt là đối với việc thực hiện chính sách pháp luật về DS-KHHGĐ của Nhà nước.

Khen thưởng, động viên kịp thời đối với các địa phương, đơn vị và cá nhân đạt kết quả công tác tốt, có sáng kiến trong quản lý, tổ chức thực hiện chương trình. Chú trọng đến việc động viên, khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân ở cơ sở.

Năm 2008: Tỉ suất sinh thô là 17,3‰, tăng 0,7‰ so với năm 2007. Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 18,5%, tăng 0,9% so với năm 2007. Có 9/11 huyện, thành phố có tỉ lệ sinh con thứ 3 tăng, một số huyện tăng rất cao như: Phù Cát 25,2%, Hoài Ân 23,4%. Các biện pháp tránh thai đạt 101,5% kế hoạch, tăng 2,7% so với năm 2007. Có 8/11 huyện, thành phố hoàn thành và vượt chỉ tiêu. Tuy nhiên, các biện pháp tránh thai lâm sàng như triệt sản (75%), vòng tránh thai (86,7%), thuốc tiêm tránh thai (86,8%) và thuốc cấy tránh thai (48,5%) đều không đạt kế hoạch.

  • Nguyễn Văn Quang

(Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
137 người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình  (15/05/2009)
Chậm, bị động và… rời rạc  (24/04/2009)
Chung tay vì trẻ em nghèo  (17/04/2009)
Trẻ em khuyết tật được trả lại nụ cười  (10/04/2009)
Cần sự phối hợp đồng bộ hơn  (27/03/2009)
Nhiều quy định mới thuận lợi hơn  (20/03/2009)
Cộng đồng cùng chung sức  (13/03/2009)
Quan tâm nhiều hơn đến trẻ em khuyết tật  (06/03/2009)
Mái ấm của những mảnh đời bất hạnh  (27/02/2009)
Nỗ lực hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em xuống còn 20,7%  (20/02/2009)
Samaritan’s Purse hỗ trợ trẻ em nghèo  (13/02/2009)
Chăm lo Tết cho trẻ em nghèo  (23/01/2009)
200 trẻ khuyết tật được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng  (16/01/2009)
Về việc cấp thẻ khám, chữa bệnh cho trẻ em  (09/01/2009)
Một số giải pháp để kiểm soát cân bằng giới tính khi sinh  (02/01/2009)