Can thiệp giảm tình trạng bạo lực gia đình
9:7', 21/8/ 2009 (GMT+7)

Ngày 18.8, mô hình phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) phường Đống Đa (TP Quy Nhơn) đã chính thức được ra mắt và trong tháng 9, mô hình này cũng sẽ được hình thành tại xã Ân Mỹ (huyện Hoài Ân). Đây là hai phường, xã được chọn làm điểm của tỉnh nhằm giảm thiểu tình trạng BLGĐ, góp phần đưa Luật Phòng, chống BLGĐ đi vào cuộc sống.

 

Lễ ra mắt mô hình phòng chống bạo lực gia đình phường Đống Đa. Ảnh: T.Hiền

 

5 CLB gia đình phát triển bền vững và 5 nhóm phòng chống BLGĐ ở khu vực 1, 3, 4, 7, 11 đã được hình thành. Hoạt động này sẽ cổ vũ cho phong trào xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bảo vệ gia đình khỏi những hệ quả của vấn nạn BLGĐ.

CLB gia đình phát triển bền vững là hình thức tổ chức với sự tham gia tự nguyện của các gia đình trong cộng đồng; là nơi sinh hoạt, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm sống, giáo dục đời sống gia đình… qua đó phát hiện những trường hợp BLGĐ để tư vấn hỗ trợ, ngăn ngừa BLGĐ.

Để xây dựng và duy trì tốt hoạt động của các CLB gia đình phát triển bền vững, UBND phường Đống Đa đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và tổ chức các hoạt động mô hình phòng chống BLGĐ. Các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… cùng tham gia làm thành viên. Ông Nguyễn Hữu Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo phường Đống Đa, cho biết: “Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là xây dựng kế hoạch hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên và đảm bảo chế độ kiểm tra giám sát các hoạt động tại cơ sở; giúp UBND phường xây dựng quy chế hoạt động, thực hiện hiệu quả mô hình phòng chống BLGĐ”.

Trong khi đó, nhóm phòng chống BLGĐ tổ chức tuyên truyền, giáo dục, giao lưu, hòa giải và nói chuyện chuyên đề về phòng chống BLGĐ, chống phân biệt đối xử giữa các thành viên trong gia đình. Nhiệm vụ của nhóm là giải tỏa, can thiệp các vụ BLGĐ, qua đó, thiết lập đường dây nóng để người dân có thể liên lạc thông báo kịp thời các vụ việc BLGĐ, củng cố tổ hòa giải trên địa bàn.

Như vậy, cùng với xã Cát Tường (huyện Phù Cát) đã triển khai vào tháng 9.2008, mô hình phòng chống BLGĐ được triển khai tại phường Đống Đa và xã Ân Mỹ năm nay sẽ góp phần tạo nên hiệu ứng tích cực phòng chống BLGĐ trong đời sống cộng đồng.

Kinh nghiệm từ xã Cát Tường cho thấy, để mô hình nhóm phòng chống BLGĐ hoạt động có hiệu quả và đảm bảo tính bền vững, cần huy động tối đa sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo của của các cấp ủy Đảng, chính quyền và ban, ngành, đoàn thể ở địa phương. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống BLGĐ trong cộng đồng qua các loại hình thơ ca, xây dựng tiểu phẩm, tổ chức tọa đàm về bình đẳng giới, nêu gương những cá nhân và gia đình điển hình trong phong trào xây dựng gia đình tiến bộ, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc…; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên của nhóm phòng chống BLGĐ; phối hợp với ngành Tư pháp để lồng ghép nội dung này vào công tác hòa giải. Đồng thời, có chế độ thông tin, báo cáo, giám sát chặt chẽ để ngăn chặn hiệu quả các hành vi BLGĐ xảy ra trên địa bàn.

  • T.Hiền
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Mở thêm cánh cửa vào đời cho trẻ khuyết tật  (14/08/2009)
Điều kiện sống của trẻ em không ngừng cải thiện  (31/07/2009)
Chung tay chăm sóc trẻ em nghèo  (17/07/2009)
Thực hiện tốt các quyền cơ bản của trẻ em  (03/07/2009)
Tôn vinh những cán bộ dân số giỏi  (26/06/2009)
Giảm gánh nặng bệnh tật, nâng cao chất lượng dân số  (12/06/2009)
Cộng đồng cùng nỗ lực chung tay vì trẻ em nghèo  (05/06/2009)
Những thách thức và cơ hội  (29/05/2009)
Những thách thức trong công tác DS-KHHGĐ  (22/05/2009)
137 người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình  (15/05/2009)
Chậm, bị động và… rời rạc  (24/04/2009)
Chung tay vì trẻ em nghèo  (17/04/2009)
Trẻ em khuyết tật được trả lại nụ cười  (10/04/2009)
Cần sự phối hợp đồng bộ hơn  (27/03/2009)
Nhiều quy định mới thuận lợi hơn  (20/03/2009)