Họ và tên: Mạc Như Đường, tên thường gọi và bút danh là Mạc Đường, Duy Phương, Vy Nhân.
Ngày tháng năm sinh: 15 tháng 9 năm 1935, nơi sinh Thành phố Qui Nhơn.
Quê quán: Xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn.
Tên cha: Mạc Như Tòng
Tên mẹ : Ngô Thị Xuân Tư (đã mất).
* Quá trình công tác khoa học
1955-1966, nghiên cứu viên Ban Văn-Sử-Địa và sau đó là Viện Sử học Việt Nam (Hà Nội).
1967-1970, nghiên cứu sinh tại Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô. Tháng 2 năm 1970 bảo vệ học vị Phó tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành dân tộc học và năm 1980 nhận học hàm Phó Giáo sư. Tên luận án “Lý thuyết về loại hình kinh tế - văn hoá và vấn đề dân tộc ở Việt Nam và Đông Nam Á”.
1971-1974, Thư ký khoa học Viện Dân tộc học (Hà Nội).
1975-1980, Phó Viện trưởng Viện Dân tộc học (Hà Nội) kiêm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh).
1981-1989, thực tập sinh cao cấp tại Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô, thuyết trình viên khoa học tại Trường Khoa học Xã hội thực hành Paris, Viện Viễn đông bác cổ Pháp, đại học quốc gia Tokyo, đại học quốc gia Séoul, đại học quốc gia Toronto (Canada), đại học Washington, đại học Utah (Mỹ). Hội đồng khoa học xã hội Hoa Kỳ (New York), đại học Namur (Bỉ), đại học Thuỵ Sĩ.
1990-1991, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.
1992-1999, Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh kiêm Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện.
2000-2002, chuyên viên cao cấp, uỷ viên hội đồng khoa học, chủ nhiệm công trình hợp tác 5 năm của viện KHXH tại thành phố Hồ Chí Minh và Hội Đồng khoa học Xã hội Hoa Kỳ (New York) về nghiên cứu quá trình đô thị hoá và đói nghèo ở đô thị.
Cộng tác viên của Ngân hàng thế giới (Hà Nội) về công tác lượng giá xã hội của các công trình do ngân hàng thế giới đầu tư (WB) từ năm 2000-2004.
Năm 2002 cho đến nay, hưu trí và cư trú tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
* Những công trình nghiên cứu đã xuất bản
150 luận văn nghiên cứu công bố từ năm 1959 cho đến năm 2005 trên các tạp chí khoa học Nghiên cứu Lịch sử, tạp chí dân tộc học, tạp chí khoa học xã hội (tiếng Anh và tiếng Việt của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia ở Hà Nội), tạp chí KHXH ở Viện KHXH tại thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Xưa và Nay của Hội Sử Học Việt Nam, tạp chí Dân tộc và Thời đại của Hội dân tộc học Việt Nam…
Chủ biên và đồng tác giả 12 công trình sách từ năm 1959 cho đến năm 2004. Chủ nhiệm 3 đề tài khoa học nhà nước đã nghiệm thu (1985-2004).
Sách riêng đã công bố 6 công trình nghiên cứu khoa học xã hội do NXB Khoa học Xã hội, NXB Trẻ, NXB Chính trị Quốc gia xuất bản, trong đó có công trình sách “Nghèo đô thị và cuộc chiến chống đói nghèo ở TP. Hồ Chí Minh” (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 2004) đã được giải thưởng toàn quốc của Hội Dân tộc học Việt Nam năm 2005. Tháng 12 năm 2005, NXB Trẻ xuất bản sách “Góp phần đổi mới quan điểm đánh giá Vương triều Mạc” và tháng 5 năm 2006, NXB Chính trị Quốc gia xuất bản sách “Các anh hùng người dân tộc trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại” (đồng tác giả với Đinh Thu Xuân).
Đã có 4 công trình nghiên cứu được công bố ở Nga, Pháp và Trung Quốc (riêng sách “Xã hội người Hoa ở TP. HCM sau năm 1975 do Toyota Foundation tài trợ nghiên cứu và xuất bản đã được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội tỉnh Quảng Tây và Viện Hàn lâm KHXH tỉnh Quảng Đông giới thiệu trên tạp chí khoa học của địa phương.
* Những hoạt động đào tạo đại học và sau đại học
1963-1975, cán bộ thỉnh giảng khoa Sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
1976-2002, cán bộ thỉnh giảng tại các Trường Đại học Tổng hợp Hồ Chí Minh, Huế, Đà Lạt.
1985-2006, đào tạo sau đại học tại Viện KHXH tại TP. HCM và Trường Đại học Xã hội và Nhân văn TP. HCM.
Trong thời gian từ năm 1986 cho đến tháng 5 năm 2006 đã hướng dẫn 20 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án cấp quốc gia và đã nhận bằng tiến sĩ sử học, một số học viên cao học nhận bằng thạc sĩ và nhiều sinh viên đã nhận bằng cử nhân, tham gia nhiều hội đồng nhà nước chấm luận án tiến sĩ dân tộc học, sử học, khảo cổ học, âm nhạc - dân tộc, văn hoá dân gian.
* Những nhiệm vụ đang thực hiện
Đồng chủ nhiệm công trình nhà nước “Lịch sử Việt Nam” (6 tập) cùng giáo sư Trần Văn Giàu và nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng (2000-2006), NXB Trẻ đã công bố 3 tập.
Chủ nhiệm đề tài nhánh của công trình nhà nước “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến” do nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm chủ nhiệm công trình (2002-2007).
Chủ tịch Hội Dân tộc học TP. Hồ Chí Minh kiêm Uỷ viên BCH Hội Các Hội Khoa học & Kỹ thuật TP.HCM nhiệm kỳ 2002-2007.
Uỷ viên Ban Biên tập tạp chí “Khoa học Xã hội” của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (Hà Nội), uỷ viên Ban Biên tập tạp chí Dân tộc & Thời đại (Hội Dân tộc học Việt Nam), tạp chí Xưa & Nay (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam).
Uỷ viên thường vụ Hội Cựu TNXP TP.HCM nhiệm kỳ 2005-2010.
* Khen thưởng cấp nhà nước
1. Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.
2. Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất.
3. Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp dân vận của Ban dân vận Trung ương.
4. Kỷ niệm chương Thanh Niên Xung Phong Việt Nam.
5. Huy chương Vì sự nghiệp phát triển dân tộc và miền núi của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi.
6. Huy chương Vì thế hệ trẻ của BCH TƯ đoàn TNCSHCM.
7. Huy chương Vì sự nghiệp các Hội khoa học và kỹ thuật do Liên hiệp các Hội KH và KT Việt Nam tặng.
8. Huy chương vì sự nghiệp công nghệ của Bộ Khoa học và Môi trường.
9. Huy chương Vì sự nghiệp khoa học xã hội & nhân văn của Trung tâm KHXH&NV quốc gia.
Người viết lý lịch khoa học tóm lược
Mạc Đường
|