Trần Hưng Quang -Tuồng và võ

GS Hoàng Chương vừa là đồng hương và đồng nghiệp với NSƯT, võ sư Trần Hưng Quang nên biết rất rõ về cuộc đời và nghề nghiệp của người nghệ sĩ tài năng này, nhất là được nghe ông kể khá tỉ mỉ về cuộc đời và nghề nghiệp của mình. Đó là chất liệu để viết ra quyển sách Trần Hưng Quang - Tuồng và võ do NXB Sân khấu ấn hành cuối năm 2004 và được Hội Sân khấu Việt Nam bình chọn trao giải B (không có giải A) năm 2004.

Phụ lục: Tìm hiểu nghệ thuật biểu diễn tuồng truyền thống:
3. Trình thức và thủ pháp thể hiện nhân vật tuồng truyền thống

(Tiếp theo và hết)

Ngữ khí, ngữ điệu là vũ đạo là hai phương tiện để thể hiện nhân vật tuồng truyền thống. Nhưng trình thức, thủ pháp không thể hiện được, mà người diễn viên phải nắm vững trình thức, phải sáng tạo giàu thủ pháp thì mới thể hiện được tốt nhân vật truyền thống.

Phụ lục: Tìm hiểu nghệ thuật biểu diễn tuồng truyền thống:
2. Vũ đạo thể hiện nhân vật tuồng truyền thống

Vũ đạo của tuồng gồm có 2 phần: Phần thứ nhất là xuất phát từ võ thuật dân tộc Việt Nam được cách điệu, nâng cao thành vũ đạo tuồng. Đây là loại vũ đạo cơ bản chính thống của tuồng. Phần thứ hai là từ những động tác sinh hoạt ngoài đời được cách điệu hóa thành vũ đạo tuồng.

Phụ lục: Tìm hiểu nghệ thuật biểu diễn tuồng truyền thống:
Phần II: Những phương tiện để thể hiện nhân vật truyền thống

Ngữ khí, ngữ điệu là tiếng nói, giọng hát của nhân vật. Mỗi nhân vật đều có tiếng nói và giọng hát riêng của nó để thể hiện tình cảm và tính cách nhân vật. Ngữ khí, ngữ điệu là lượng thông tin lớn nhất, có sức mạnh truyền cảm đến khán giả nhiều nhất. Yêu cầu thể hiện nhân vật tuồng truyền thống, trước hết là tiếng nói và giọng hát phải phù hợp với mô hình nhân vật.

Phụ lục: Tìm hiểu nghệ thuật biểu diễn tuồng truyền thống:
3. Tính hài hòa và hoàn chỉnh của nhân vật tuồng truyền thống

Nhân vật tuồng truyền thống, từ hình thức, đến nội dung, từ bộ mặt ngoại hình đến bộ mặt tâm lý. Từ sử dụng làn điệu đến động tác múa. Từ sử dụng binh khí đến đạo cụ v.v… Tất cả đều hài hòa, hoàn chỉnh từng mô hình một cách chuẩn mực.

Phụ lục: Tìm hiểu nghệ thuật biểu diễn tuồng truyền thống
2. Tính cô đọng trong nghệ thuật thể hiện nhân vật

Biểu diễn tuồng chủ yếu là mô tả cái thần, cái cốt lõi của sự việc, cái bản chất nhất của nhân vật. Từ kịch bản đến thể hiện nó đều tước bỏ đi những chi tiết rườm rà, nhỏ nhặt, có tính chất linh hoạt không cần thiết, mà cần tô đậm, nhấn mạnh những sự biến lớn trong cuộc đời nhân vật.

CÁC TIN KHÁC>>
Phụ lục: Tìm hiểu nghệ thuật biểu diễn tuồng truyền thống
Chương IX: Phát huy nghề võ, không bỏ nghề tuồng
Chương VIII: Biểu diễn minh họa
Chương VII: Trở lại đất Bắc
Chương VI: Đất nước thống nhất - châu về họp phố
Chương V: Vào Nam
Chương IV: Từ gian khó đến trưởng thành
Chương III: Truyền thống võ và tuồng của gia đình họ Trần
Chương II: Đất tuồng sinh ra những tài năng tuồng
Chương I: Bình Định - miền đất thượng võ
Mấy lời đầu sách