LĐLĐ tỉnh vừa tổng kết thực hiện Nghị quyết 09/CP, chương trình quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 1998-2010 trong công nhân, viên chức, lao động (CNVC-LĐ) trên địa bàn tỉnh, nhằm đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để làm tốt hơn trong thời gian tới.
|
Trao bằng khen cho các đơn vị có thành tích trong Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, giai đoạn 2008-2010.
|
Những năm qua phong trào “Quần chúng CNVC-LĐ bảo vệ an ninh Tổ quốc” với 4 tiêu chí do Công an tỉnh ban hành đã được hơn 1.500 cơ quan, doanh nghiệp triển khai thực hiện, trong đó chú trọng đến công tác xây dựng lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách để bảo vệ an toàn cơ quan, doanh nghiệp, tiêu biểu như: Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định, Công ty Quản lý đường sắt Nghĩa Bình, Công ty cổ phần Giày Bình Định, Công ty cổ phần Xây lắp điện Tuy Phước; LĐLĐ các huyện Tuy Phước, Hoài Nhơn, An Nhơn, Phù Cát … đã tổ chức chỉ đạo triển khai tốt phong trào này.
Cùng với việc quan tâm đến công tác tuyên truyền phòng chống các loại tội phạm hình sự thông thường, LĐLĐ tỉnh đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền về âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, các đối tượng địch lợi dụng tôn giáo, dân tộc, gây chia rẽ mất đoàn kết trong quần chúng nhân dân. Qua đó, nâng cao tinh thần cảnh giác, nhận thức chính trị cho CNVC-LĐ; chủ động phân công các tổ công tác phụ trách địa bàn bám sát cơ sở để chỉ đạo cho cán bộ, CNVC-LĐ trên địa bàn các huyện có điểm nóng xảy ra đi đầu trong công tác vận động quần chúng nhân dân chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Xác định được công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong tình hình hiện nay là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc nên các cấp công đoàn trong tỉnh đã quan tâm, thường xuyên tổ chức cho cán bộ, CNVC-LĐ học tập các nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước như: Luật Lao động, Luật Công đoàn, Bộ luật Hình sự…
Song song với việc chỉ đạo công tác tuyên truyền ở cơ sở, LĐLĐ tỉnh cũng đã chỉ đạo cho Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật trong CNVC-LĐ của LĐLĐ thường xuyên lồng ghép vào chương trình công tác hàng năm của Hội đồng, gắn việc giáo dục pháp luật cho người lao động với công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… Các hình thức, biện pháp phổ biến thường xuyên được sử dụng để thực hiện công tác tuyên truyền bao gồm: tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh, tập huấn, tọa đàm, hội họp… thu hút hàng chục ngàn CNVC-LĐ tham gia.
|