Ứng xử “thông minh” khi tham gia giao thông
21:17', 20/7/ 2010 (GMT+7)

Trong cuộc sống hàng ngày, việc di chuyển, đi lại, hay nói theo thuật ngữ chuyên ngành là “tham gia giao thông” là việc tất yếu, tất cả mọi người đều thực hiện. Tuy nhiên, khi chúng ta tham gia giao thông, rất nhiều những nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT). Đó là hạ tầng giao thông hạn chế về chất lượng, quy mô; hành lang an toàn giao thông (HLATGT) bị lấn chiếm; mật độ phương tiện tham gia giao thông ngày càng cao và tình trạng người điều khiển phương tiện vi phạm quy tắc giao thông xảy ra nhiều.

 

Một vụ va quẹt giao thông tại ngã tư Vũ Bảo - Biên Cương (Quy Nhơn) do người đi bộ không đi đúng phần đường và người điều khiển xe máy không giảm tốc độ.

 

Để hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông, mỗi người đi đường cần phải biết ứng xử “thông minh” khi tham gia giao thông. Ngoài các yếu tố về hạ tầng giao thông, HLATGT chưa tốt cần có điều kiện và thời gian để khắc phục, người tham gia giao thông cần phải tự giác chấp hành luật và ứng xử “thông minh” mỗi khi đi trên đường. Trước hết, chúng ta phải tập trung chú ý quan sát tình trạng mặt đường và các công trình giao thông khác để điều khiển phương tiện an toàn, tránh những rủi ro. Đồng thời thực hiện quy tắc chung: “Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ…” (Điều 9 Luật Giao thông đường bộ).

Để hạn chế tình trạng mật độ giao thông ngày càng cao, người tham gia giao thông cần tích cực sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt. Khi có từ 3 đến 4 người trở lên cùng đi trong cự ly gần, nên sử dụng xe taxi để được an toàn hơn và tiết kiệm. Đặc biệt, không để men rượu bia “làm chủ” tay lái khi tham gia giao thông.

Người điều khiển phương tiện vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ TNGT nghiêm trọng, thương tâm. Vậy tham gia giao thông như thế nào là “thông minh”, là “có văn hóa”, là an toàn cho bản thân và cho người khác?

Rất đơn giản: Mỗi người khi tham gia giao thông, nhất là khi điều khiển phương tiện phải tìm hiểu và phải hiểu rõ các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 8 Luật Giao thông đường bộ). Có như vậy, trước mắt ta không vi phạm pháp luật, thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông và quan trọng hơn, tự bảo đảm an toàn cho mình và cho người khác. Phải thường xuyên nâng cao kỹ năng điều khiển xe; hiểu rõ và sử dụng thành thạo, linh hoạt các hệ thống cơ bản của phương tiện cũng là điều tối cần thiết để điều khiển phương tiện tham gia giao thông an toàn. Cũng cần nêu thêm rằng, tuy đã hiểu rõ và tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ nhưng cũng phải chú ý quan sát đến các đối tượng khác cùng tham gia giao thông trên đường để xử trí cho phù hợp, an toàn.

  • A.T
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cảnh báo từ những vụ trộm đêm  (20/07/2010)
Phá vụ bắt cóc trẻ em đòi chuộc 300 lượng vàng   (20/07/2010)
Xây dựng các khu dân cư không có tội phạm   (19/07/2010)
24 tháng tù cho kẻ chém người   (19/07/2010)
Luôn vững vàng, tin cậy vì bình yên cuộc sống   (19/07/2010)
Tai nạn giao thông chết người   (19/07/2010)
Nghi ngờ không sai   (19/07/2010)
Tự tử dưới cầu thang   (19/07/2010)
Phát hiện một vụ vận chuyển lâm sản trái phép   (20/07/2010)
Tích cực triển khai phong trào phòng chống tội phạm  (18/07/2010)
Nhiều bản án đã tuyên nhưng khó thi hành  (18/07/2010)
Thủ đoạn của tên trộm hơn 2.000 lượng vàng  (18/07/2010)
Người điều khiển xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm   (18/07/2010)
Trộm để làm lộ phí đi làm ăn (!)   (17/07/2010)
Chuyện về những “đại ca”…  (17/07/2010)