Văn hóa nhường nhịn
21:57', 1/12/ 2012 (GMT+7)

Đây là một khái niệm không mới. Song, cũng sẽ có người ngạc nhiên: “Có cần thiết phải như vậy không? Nhường người trong nhà thì có lý, tại sao phải nhường người ngoài, nhất là người ở ngoài đường?”. Câu trả lời là: Vẫn cần lắm chứ!

Giám đốc một DN chia sẻ bức xúc của mình: “Tôi thấy phần lớn vụ TNGT xảy ra là do người tham gia giao thông không biết nhường nhịn nhau. Muốn đi nhanh hơn cho được việc, người ta không ngại vượt sai quy định hoặc lấn tuyến sang phía bên kia đường. Vì không quan sát kịp hoặc không dự lường hết tình huống phát sinh, hậu quả là, nhanh đâu chưa thấy, chỉ thấy người thiệt mạng, kẻ bị thương. Xảy ra tình trạng kẹt xe cũng bởi vì ai cũng đòi tranh nhau đi trước, chẳng ai chịu nhường ai”.

Những điều “chướng tai gai mắt” ấy vẫn xảy ra hàng ngày. Tỉ như, dù đã dừng trước đèn đỏ, nhiều người vẫn cố tình chen lấn, cố lách lên phía trên, để được đi trước khi đèn xanh bật. Va quẹt nhẹ, thay vì hỏi han, nói câu xin lỗi, thì hai bên lại lao vào đôi co, cãi cọ nhau, thậm chí còn dùng nắm đấm để nói chuyện. Vô hình chung, họ lại lôi kéo thêm một đám đông khác chú ý vào sự đôi co, gây cản trở lưu thông. Hoặc trên nhiều chuyến xe khách liên huyện, liên tỉnh, khách trên xe thờ ơ “mackeno” để người già, phụ nữ loay hoay tìm chỗ hoặc phải nửa đứng nửa ngồi trên xe. Tài xế thì hò hét, bấm còi loạn xạ, thậm chí chửi thề khi thấy một xe chạy cùng tuyến vượt qua mặt. Một cuộc đua tốc độ bắt đầu, bất chấp hành khách xanh mặt vì sợ hãi. Thật đáng xấu hổ! 

Theo PGS.TS Lê Quý Đức - Viện Văn hóa và phát triển Việt Nam - từ thói quen ứng xử của người Việt Nam mang nếp sống nông thôn, nông dân, nông nghiệp ra nơi thành thị; từ thói quen, nếp sống tùy tiện, tranh thủ thời chiến tranh, bao cấp để đến đích được sớm, đã ảnh hưởng đến những hành vi ứng xử kém trong văn hóa giao thông.

Để thay đổi những hành vi ấy không thể một sớm một chiều. Cần có thời gian, và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp với một thái độ kiên quyết không khoan nhượng. Bởi, những hành vi nhường nhịn trong giao thông không chỉ hạn chế được tình trạng ùn tắc giao thông, giảm TNGT, mà quan trọng hơn, sẽ dần hình thành nên thói quen, để từ đó tạo nên một nét đẹp văn hóa trong tham gia giao thông của người Việt.

  • NGUYỄN SƠN
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đi câu cá, 2 người chết đuối  (01/12/2012)
Nữ sinh viên dùng kéo đâm trọng thương bạn trai  (30/11/2012)
Xác chết ở gành đá  (30/11/2012)
Mua bán trái phép chất ma túy 3 bị cáo lãnh án 22 năm tù  (30/11/2012)
Triệt phá băng trộm liên huyện  (29/11/2012)
Bị phạt 12,5 triệu đồng vì nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá quy định  (29/11/2012)
TNGT giảm nhờ nghiêm túc chấp hành Luật  (29/11/2012)
Lê Thanh Tuấn tự thú dùng búa đánh chết vợ  (29/11/2012)
4 năm tù cho tội tuyên truyền chống phá Nhà nước  (29/11/2012)
Rất cần sự nghiêm minh và các biện pháp dài hơi  (28/11/2012)
Đâm người vì ghen tuông  (29/11/2012)
Vừa ra tù lại lĩnh án vì tội trộm cắp  (28/11/2012)
Chuyện từ hương hỏa từ đường   (28/11/2012)
Đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng, cả bọn vào tù  (28/11/2012)
Nguyên hiệu trưởng Đại học Quy Nhơn lãnh 4 năm tù  (27/11/2012)