Xã Tây Bình với công tác hòa giải ở cơ sở
21:11', 2/5/ 2012 (GMT+7)

Những năm qua, hoạt động hòa giải ở cơ sở tại xã Tây Bình (huyện Tây Sơn) đã phát huy nhiều hiệu quả tích cực. Qua đó, người dân tự nguyện giải quyết với nhau những tranh chấp nhỏ; góp phần giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, hạn chế vi phạm pháp luật.

Xã Tây Bình có 3 thôn với 1.736 hộ, 6.388 nhân khẩu. Tuy số nhân khẩu ít nhưng do trình độ nhận thức pháp luật của người dân còn hạn chế nên mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân vẫn diễn biến phức tạp.

Để giải quyết những mâu thuẫn của người dân, Đảng ủy và chính quyền xã Tây Bình luôn quan tâm và tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở, xem đây là khâu quan trọng để giữ gìn tình làng, nghĩa xóm; tạo khối đại đoàn kết trong nội bộ nhân dân.

Ông Bùi Thành Phương, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch xã Tây Bình, cho biết: Hiện Tây Bình có 3 tổ hòa giải ở 3 thôn, mỗi tổ gồm 8 thành viên; Hội đồng Hòa giải xã cũng có 8 thành viên. Yêu cầu đối với người làm công tác hòa giải là vừa phải có trình độ hiểu biết nhất định về pháp luật, vừa là người mẫu mực, có uy tín tại địa bàn dân cư.

Khi có mâu thuẫn xảy ra, các thành viên của tổ hòa giải thôn sẽ trực tiếp tới nơi xảy ra vụ việc để tìm cách thuyết phục, động viên các bên bình tĩnh ngồi lại với nhau giải quyết vướng mắc. Trong năm 2011, Hội đồng Hòa giải xã và các tổ hòa giải thôn đã tiếp nhận 26 vụ việc, hòa giải thành 20 vụ.

Ông Phương cho biết thêm: “Bất kể các việc mâu thuẫn, xích mích lớn - nhỏ ở địa phương, người làm công tác hòa giải đều nắm bắt để có biện pháp ngăn chặn. Từ những việc phát sinh trong nội bộ gia đình như vợ chồng bất hòa, anh em cãi cọ; đến chuyện hàng xóm xô xát, tranh chấp đất đai đều cần sự kịp thời có mặt của cán bộ hòa giải. Nếu không, những mâu thuẫn này rất có thể trở thành ngòi nổ, gây nên những vụ việc phức tạp về hình sự”.

Tuy vậy, công tác hòa giải ở cơ sở tại Tây Bình vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc, nhất là vấn đề đảm bảo kinh phí cho hoạt động hòa giải. Theo quy định, khi tham gia hòa giải 1 vụ, tổ hòa giải sẽ được cấp 150 ngàn đồng nhưng do điều kiện kinh tế địa phương còn khó khăn nên số tiền này chỉ còn 100 ngàn đồng/vụ. Điều này khiến các thành viên trong tổ hòa giải chưa thật sự mặn mà với công việc nên hiệu quả hòa giải phần nào còn hạn chế.

Theo ông Phương, để công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng phát huy hiệu quả, các cấp, các ngành cần quan tâm hơn đến vấn đề hỗ trợ kinh phí hoạt động. Bởi thực tế hiện nay, với số tiền 100 ngàn đồng/vụ hòa giải là quá thấp, không đảm bảo cho hoạt động cho các tổ hòa giải.

  • VĂN LỰC
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cần tiếp tục đổi mới để tăng hiệu quả  (02/05/2012)
Xe khách nội tỉnh “bán” khách!  (02/05/2012)
Một người chết chưa rõ tung tích  (02/05/2012)
Bảo hiểm cháy nổ cho xe máy với mức phí từ 10.000 đồng  (01/05/2012)
Đòi nợ bằng mã tấu  (29/04/2012)
Tuy Phước: Đẩy mạnh các biện pháp phòng chống tội phạm  (29/04/2012)
Xe chở vỏ bia lật vào quán cà phê  (29/04/2012)
Số phận làm dâu…  (28/04/2012)
Bắt tội phạm trên đường tuần tra  (28/04/2012)
Người dân hãy điện báo về đường dây nóng các trường hợp vi phạm TTATGT  (28/04/2012)
Tăng cường đảm bảo trật tự ATGT trong dịp lễ 30.4 và 1.5  (28/04/2012)
Xác chết dưới sông  (27/04/2012)
172 phạm nhân người Bình Định được giảm án  (27/04/2012)
Cháy tiệm vàng, cả nhà 4 người chết thảm  (27/04/2012)
Kiềm chế tội phạm hiệu quả  (26/04/2012)