Cần dẹp nạn xin ăn “kinh dị” tại khu vực chợ đêm Quy Nhơn
21:2', 11/7/ 2012 (GMT+7)

Đánh vào lòng trắc ẩn của người khác để xin tiền, những người xin ăn có chung ngón nghề là nằm, ngồi vật vã tại những nơi có nhiều người lui tới như khu vực chợ đêm Quy Nhơn là một ví dụ. Vấn đề “người xin ăn” không chỉ làm ảnh hưởng đến văn minh đô thị mà còn làm ảnh hưởng đến đời sống, an toàn trật tự xã hội trên địa bàn.

19 giờ 30 phút, chợ đêm Quy Nhơn bắt đầu tấp nập, đây cũng là lúc người xin ăn - người già có, trẻ con có, người tàn tật có, có cả khá nhiều người mạnh khỏe giả tàn tật… bắt đầu hoạt động.

 

Người xin ăn nằm vật vờ giữa lối đi của chợ đêm (ảnh chụp lúc 20 giờ, ngày 7.7.2012).

Điểm chung của họ là ăn mặc thật rách rưới, với nhiều tư thế nằm, ngồi, lê lết vật vã thật thảm hại, bôi bẩn mặt mũi, cơ thể; sử dụng những chiêu thức “khổ nhục kế”… để đánh động lòng trắc ẩn của người khác. Tôi gặp một người đàn ông với đôi nạng gỗ, tập tễnh đi, tay giơ nón xin tiền của người đi chợ đêm. Nhưng khi thấy máy ảnh hướng về phía mình, anh ta vụt thẳng chân, cắp nạng bỏ đi thật nhanh, quên luôn là mình đang đóng vai “người tàn tật”. 

Chủ một quầy hàng giày dép bức xúc: “Họ cứ lê lết khắp khu chợ, thậm chí nằm chặn ngang lối đi chung, gây phản cảm và tạo hình ảnh không thân thiện cho khu vực này”. “Thấy họ tàn tật, nghèo khổ, mình cũng thương nhưng thật lòng cũng thấy khó chịu trước những kiểu xin tiền kinh dị như ở đây” - chị Tuyết Nhung, phụ huynh ở Gia Lai dắt con đi thi tại cụm thi Quy Nhơn, đã nhận xét như vậy.

Chợ đêm Quy Nhơn là một trong những điểm ghé qua của khách du lịch dừng chân tại Bình Định, của đông đảo các thành phần dân cư; ngoài việc mua bán, do ở gần biển, gần công viên cây xanh, chợ đêm Quy Nhơn còn là một điểm đến cho phép người ta có thể đến đây như một cách thư giãn. Bởi thế việc để người xin ăn tập trung quá đông ở đây, thiếu sự can thiệp của cơ quan chức năng là không ổn. Những hình ảnh nhếch nhác như trên làm nét hiền hòa, bình yên của Quy Nhơn bị ảnh hưởng.

Trước đây, ngành chức năng phối hợp với chính quyền các cấp đã có nhiều đợt tập trung đưa những người lang thang, xin ăn đến những trung tâm BTXH để nuôi dưỡng, giao về địa phương quản lý, bố trí lao động tùy vào trường hợp cụ thể. Việc làm này thể hiện tính nhân đạo, đảm bảo ANTT ở địa phương, đồng thời thể hiện sự văn minh; thế nhưng không hiểu tại sao thời gian gần đây bắt đầu xuất hiện quá nhiều người xin ăn ở Quy Nhơn.

Để ngăn chặn việc xuất hiện ngày càng nhiều người xin ăn tại ở Quy Nhơn nói chung và tại chợ đêm Quy Nhơn nói riêng, ngành chức năng và chính quyền thành phố cần có những biện pháp kịp thời, triệt để.

  • KIỀU ANH
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Yêu sớm, hậu quả khó lường  (11/07/2012)
Đã vi phạm còn chống lại cảnh sát  (11/07/2012)
Rửa xe trên vỉa hè gây phiền hà cho dân  (09/07/2012)
Quản lý chặt để hạn chế tội phạm  (09/07/2012)
Ngăn chặn từ đầu và xử lý triệt để  (09/07/2012)
Kẻ trộm là nhân viên cũ  (09/07/2012)
3 chị em ruột chết đuối  (09/07/2012)
Thuyền đang neo đậu bỗng dưng phát nổ  (08/07/2012)
Vi phạm an toàn giao thông đường thủy tràn lan  (08/07/2012)
Sự thật về “ma gang”, “ma lai” ở làng O2  (07/07/2012)
Ám ảnh những vệt sơn  (07/07/2012)
Quy Nhơn chưa mạnh dạn xử lý “nóng” lấn chiếm đất đai   (06/07/2012)
Tạm giam những kẻ đòi nợ theo kiểu xã hội đen  (06/07/2012)
Nhận tiền thật tráo tiền giả  (06/07/2012)
Nâng cao ý thức người tham gia giao thông là quan trọng nhất  (05/07/2012)