Cấp cứu giữa đường
19:56', 14/7/ 2012 (GMT+7)

Giữa đường gặp người bị tai nạn. Bất động hay đang quằn quại rên rỉ. Bạn hoặc tôi chọn cách nào: Sốt sắng cấp cứu họ kịp thời, hay cứ thờ ơ mà lướt qua.

Một con số thống kê dưới đây sẽ khiến bạn giật mình: Trong các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích, có khoảng 30% nạn nhân sẽ chết trong vài giờ sau do các biến chứng không được xử lý đúng cách và kịp thời.

Anh Nguyễn Minh Hoàng, ở thôn Trung Tín 2, thị trấn Tuy Phước, tham gia lớp tập huấn chăm sóc chấn thương trước bệnh viện, do Ban ATGT tỉnh phối hợp với Sở Y tế, BVĐK tỉnh vừa tổ chức, kể chuyện: “Có lần, tôi đi trên đường Quy Nhơn - Sông Cầu thì thấy một người đang đứng đo đạc trên đường thì bị xe máy tông thẳng vào khiến anh ta té sấp bên thành cầu. Tôi chỉ biết chạy đến, lục xem giấy tờ anh ấy và gọi điện về cơ quan cho người đến chở vào viện. Giả sử gặp trường hợp nguy cấp hơn, giữa nơi vắng vẻ hay không có điện thoại, tôi chẳng biết làm sao để cứu anh ấy, hoặc ngăn cho tình trạng không xấu đi, vì tôi chưa từng học qua một lớp sơ cấp cứu nào”.

Mọi chuyện sẽ không quá khó, nếu như ta biết đến nguyên tắc cấp cứu ban đầu chấn thương do TNGT: ABCDE. Đó là các chữ cái đầu của các từ tiếng Anh: Airway (đường thở), Breathing (hô hấp), Circulation (tuần hoàn), Disability (thần kinh), Exposure (bộc lộ toàn thân).

A: Nếu đường thở bị tắc do máu, dị vật, tụt lưỡi, nhớ lấy dị vật, nâng hàm đắp gạc ướt lên mũi miệng nạn nhân. B: Nạn nhân ngừng thở, tím tái thì hà hơi thổi ngạt. Vết thương nơi ngực phải được đậy kín bằng gạc. Không được tự ý rút dị vật nếu có dị vật xuyên thấu ngực. C: Nạn nhân khó bắt mạch, hoặc không có mạch, phải nghĩ đến việc hồi sức tim phổi. Băng ép cầm máu, garo đối với vết thương chảy máu. D: Ấn ngực hỏi bệnh nhân để xác định trạng thái tỉnh hay mê, băng ép cầm máu đầu. Tuyệt đối không bôi rửa vết thương, đắp tổ chức não (nếu tổ chức não lộ ra ngoài). Bệnh nhân liệt tay chân thì phải đề phòng chấn thương cột sống. E: Cởi bỏ áo quần chật cho nạn nhân, đánh giá toàn thân, chú ý các vết thương…

Nếu nhớ và tuân thủ đúng các quy trình trên, có thể chúng ta góp phần kịp thời cứu sống được một mạng người. Đến đây, tôi bồi hồi nghĩ đến một tai nạn nhỏ mình gặp đầu tuần rồi. Thắng gấp, tôi tự ngã. Cũng may, nhờ có đội mũ bảo hiểm nên đầu không hề hấn gì. Vừa lúc ấy, nhiều người đi đường đã đến đỡ tôi dậy, hỏi han. Chợt thấy ấm lòng lạ.

Tai nạn giữa đường, thật cần biết bao những bàn tay giúp đỡ.

  • NGUYỄN SƠN
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hoài Nhơn kiềm chế tai nạn giao thông  (14/07/2012)
Đẩy mạnh phòng ngừa, kiên quyết xử lý  (14/07/2012)
Sa lưới pháp luật sau 28 năm bị truy nã  (13/07/2012)
Bẫy chuột, chết người  (13/07/2012)
Một chuyến truy lùng, bắt 6 đối tượng bị truy nã  (12/07/2012)
7 năm tù cho cặp đôi thế vàng giả lấy tiền thật  (12/07/2012)
Người thương tật, kẻ vào tù vì thói “anh hùng rơm”  (11/07/2012)
Cần dẹp nạn xin ăn “kinh dị” tại khu vực chợ đêm Quy Nhơn  (11/07/2012)
Yêu sớm, hậu quả khó lường  (11/07/2012)
Đã vi phạm còn chống lại cảnh sát  (11/07/2012)
Rửa xe trên vỉa hè gây phiền hà cho dân  (09/07/2012)
Quản lý chặt để hạn chế tội phạm  (09/07/2012)
Ngăn chặn từ đầu và xử lý triệt để  (09/07/2012)
Kẻ trộm là nhân viên cũ  (09/07/2012)
3 chị em ruột chết đuối  (09/07/2012)