Văn hóa xin đường
22:57', 5/1/ 2013 (GMT+7)

Qua đường, với người điều kiển các phương tiện khi tham gia giao thông là việc thường xuyên. Với nhiều người, nhất là người lớn tuổi, đây còn là việc khó khăn. Bởi bên cạnh nhiều người cẩn thận, tôn trọng các nguyên tắc khi qua đường thì có không ít người, nhất là thanh niên, qua đường rất ẩu. Dưới đây là một số biểu hiện mà chúng tôi cho rằng đã tỏ ra không có “văn hóa xin đường”.

Có những người khi qua đường không cần nhìn ai, cứ đường mình mà chạy. Những người này không nghĩ cho mình đã đành, họ cũng bỏ mặc cho sự an toàn của nhiều người khác. Đa số những người này là thanh niên thường chạy xe với tốc độ cao, đôi khi, qua đường còn được coi là cơ hội để gây sự chú ý, chứng tỏ “tài năng ôm cua” của mình. Đó là chưa kể, họ còn rồ máy, nẹt ga… rất nguy hiểm cho những người xung quanh.

 

Người qua đường cần có tín hiệu xin đường, đi đúng phần đường của mình. Ảnh: THU HÀ

Một số khác, khi qua đường chỉ cần bật đèn xi-nhan rồi ung dung chạy, coi như đã xin đường, không cần quan sát xung quanh. Phần nhiều trong số họ là phụ nữ với khả năng xử lý tình huống giao thông chưa cao. Đây cũng là cách qua đường không đảm bảo an toàn. Bởi người qua đường kiểu này thường chủ quan, thiếu quan sát hoặc tay lái chưa “cứng”, dễ xảy ra tai nạn.

Khi tới các ngã tư, sắp rẽ trái, có nhiều người thay vì đi qua giao điểm của hai đường theo kiểu vòng xuyến thì lại đột ngột chuyển sang bên trái đường mình đang đi để rẽ tắt cho nhanh. Việc làm này rất dễ gây tai nạn bởi đi không đúng làn đường. Trong trường hợp này, tốt nhất là người qua đường nên đi theo đúng chiều của vòng xuyến. Nếu không có vòng xuyến, vẫn đi theo chiều như vậy sẽ đảm bảo an toàn hơn.

Nhiều sinh viên, học sinh đi xe đạp qua đường đi hàng hai, hàng ba, lại hay nói chuyện, đùa giỡn, ít chú ý quan sát hai bên đường. Đặc biệt, trước các cổng trường giờ tan học, tình trạng qua đường lộn xộn, mất trật tự của học sinh vẫn đang làm phiền lòng nhiều người qua lại, thậm chí từng gây ra nhiều tai nạn thương tâm.

Lại có những khi người xin đường lại bóp còi inh ỏi. Có người xin đường chỉ vẫy tay một lần rồi mặc nhiên coi như đã xin mà thản nhiên qua đường. Còn có cả người nặng lời chửi bới vì ai đó hoặc không kịp xử lý tình huống, hoặc vô tình, thiếu quan sát làm họ phải dừng xe…

Người qua đường cần cẩn thận, có tín hiệu xin đường, khi qua đường nên đi chậm, quan sát xung quanh, đi đúng phần đường của mình, trước là vì mình, sau vì mọi người, và cũng là để thể hiện nét đẹp văn hóa giao thông.

  • TƯ HƯƠNG
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp  (05/01/2013)
Tăng cường các biện pháp bảo vệ ANTT trong dịp Tết  (05/01/2013)
Truy bắt xe khách chở hơn 100 kg động vật hoang dã  (05/01/2013)
Truy tố 4 người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn tội giết người  (05/01/2013)
Treo cổ sau nhà bếp  (04/01/2013)
“Ngựa quen đường cũ”  (04/01/2013)
Đề phòng việc các ấn phẩm mạo danh Bộ Giáo dục - Đào tạo  (04/01/2013)
Số người chết do TNGT ở Bình Định còn cao  (03/01/2013)
Sao ba chưa về?  (03/01/2013)
Dân kiện hoài vẫn thế !?  (02/01/2013)
Bắt đối tượng đánh người gây thương tích bỏ trốn  (02/01/2013)
Phạt hành chính tàu Thuận An 09 32 triệu đồng do vi phạm về hàng hải   (02/01/2013)
Đã xử lý 657 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đất đai  (03/01/2013)
Bộ xương người trên núi  (02/01/2013)
Giảm gần 2.000 người chết vì TNGT  (02/01/2013)