Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải

Trước khi lên ngôi thiên tử, đạt đến quyền lực tối thượng hầu hết các triều đại phong kiến đều khởi nghiệp gian nan. Những ông vua đầu tiên phải tìm cách chinh phục, vỗ yên thiên hạ, làm phai mờ ấn tượng về triều đại cũ bằng nét rực rỡ, hoành tráng của triều đại mới. Phong kiến ở châu Á, châu Âu hay châu Phi đều không vượt qua quy luật này.

CHƯƠNG XXIX

TRỜI HOE HOE NẮNG. CÁI NẮNG ĐẦU XUÂN như ngỡ ngàng sau một mùa đông băng giá. Thấy có nắng, Chiêu Thánh lên tiếng gọi:
- Huyền ơi! Huyền! Huyền ơi, ra đây chị bảo này.
Trịnh Huyền đang loay hoay với mái gà xuống ổ, nghe tiếng Chiêu Thánh gọi, vội chạy túa ra sân.

CHƯƠNG XXVIII

LỆ THI THÁI HỌC SINH VỪA ĐƯỢC VUA BAN năm trước. Năm sau mở khóa thi đầu tiên theo lệ mới. Sĩ tử cả nước nô nức đua tài để vào mùa xuân này đọ sức. Nghe nói khoa này sẽ lấy tam khôi(1), và nhà vua đích thân chấm, chọn các bậc tiền tài cho đất nước.

CHƯƠNG XXVII

NHÀ VUA TRIỆU QUỐC TUẤN VỀ KINH SƯ THEO học. Cầm tờ cáo(1) trong tay, Trần Liễu băn khoăn. Ông không hiểu đây là hảo ý của Thái tôn hay là ác ý của Thái sư? Họ định cho con ông theo học để đào luyện thành tài, hay họ trừ trước các mối lo? Thằng bé mới mười lăm tuổi, nhưng chững chạc như một chàng trai hai chục tuổi.

CHƯƠNG XXVI

TỪ NGÀY LUI VỀ Ở MẤY GIAN NHÀ TUỀNH toàng cùng khoảnh vườn nhỏ cạnh ngôi chùa cổ, Chiêu Thánh thấy lòng dịu lại. Nàng tu niệm chẳng khác gì kẻ đã xuất gia. Cũng áo nâu sồng, khăn nâu trùm kín cả mái đầu. Sớm sớm thức dậy đọc kinh, chiều chiều lại kinh kệ chuông mõ, đủ lệ bộ y hệt một đệ tử Phật.

CHƯƠNG XXV

PHU NHÂN DỌN MỘT TIỆC RƯỢU TẨY TRẦN, nhưng thái sư không cho mời ai. Đức ông đang để tâm đến việc dẹp cho êm Trần Liễu mà không kinh động đến thiên hạ.
Rượu được vài tuần, phu nhân mới lựa lời hỏi:
- Vậy là ông đoán đúng hướng đi của nhà vua. Chả trách người ta bảo ông xét công việc như thần.

CÁC TIN KHÁC>>
CHƯƠNG XXIV
CHƯƠNG XXIII
CHƯƠNG XXII
CHƯƠNG XXI
CHƯƠNG XX
CHƯƠNG XIX
CHƯƠNG XVIII
CHƯƠNG XVII
CHƯƠNG XVI
CHƯƠNG XV
CHƯƠNG XIV
CHƯƠNG XIII
CHƯƠNG XII
CHƯƠNG XI