Thứ bảy, ngày 29/3/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Những bí ẩn về lăng mộ Vua Quang Trung sắp được giải mã ?
21:36', 17/1/ 2006 (GMT+7)

Cuộc đời của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ chứa nhiều ẩn số mà người đời sau chưa thể khám phá hết được. Một trong những điều bí ẩn làm nhiều nhà nghiên cứu bận tâm và đau đầu nhất trong hàng chục năm qua là lăng mộ Vua Quang Trung ở đâu?

* Theo sử cũ

Công việc xây dựng quốc gia đang tiến hành trôi chảy, thình lình vua Quang Trung băng hà. Đó là ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (15-9-1792). "Đại Nam chính biên liệt truyện" chép về việc vua Quang Trung trước khi mất đã trối trăng lại với Trần Quang Diệu và triều thần như sau: "Sau khi ta mất rồi, trong một tháng lo chôn cất sơ sài cho xong việc mà thôi. Các ngươi phải lo phò thái tử sớm ra Vĩnh đô để khống chế thiên hạ. Nếu không bị quân Gia Định kéo ra, các ngươi không còn chỗ chôn đấy".

Cũng theo "Đại Nam chính biên liệt truyện", mộ Quang Trung được chôn ở khu vực nam sông Hương. Vào thời điểm tình hình thế nước năm 1792, có lẽ những di huấn của Quang Trung đã được các tướng lĩnh dưới quyền thực hiện. Lăng mộ của ông có thể đã được xây cất bí mật, sơ sài để tránh tai mắt của kẻ thù.

 

Đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh về trẩy hội Đống Đa - Tây Sơn (Bình Định) được tổ chức tại Bảo tàng Quang Trung vào mùng 5 tháng Giêng hàng năm.

 

Mùa đông năm 1802, Gia Long về kinh đô Phú Xuân và tiến hành cuộc trả thù tàn khốc đối với nhà Tây Sơn. Theo "Đại Nam chính biên liệt truyện", mộ của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ bị đào phá, thi hài bị giã nát rồi đổ bỏ, nhốt sọ vào ngục thất.

Từ đó cho đến những năm cuối thế kỷ XIX, do nhà Nguyễn vẫn còn nuôi hận thù với nhà Tây Sơn nên không ai dám nghĩ đến chuyện đi tìm lăng mộ Vua Quang Trung.

* Tìm kiếm và tranh cãi

Năm 1928, một học giả người Pháp ở Huế là L.Cadière, chủ bút tập san "Đô thành hiếu cổ" đã đặt vấn đề về lăng mộ Vua Quang Trung. Cadière đã công phu khảo sát 317 ngôi mộ ở vùng ngoại ô Huế và dừng lại trước lăng Ba Vành ở làng Cư Chánh, ngoại ô Huế với bao nỗi thắc mắc. Tại sao giữa khu rừng âm u xa thành phố mà lại có một ngôi mộ lớn đến thế, nấm mộ bị đào, bia lại bị đục xóa. Cadière đã điều tra xác minh nhưng kết quả cho thấy đó không phải là mộ Vua Quang Trung.

Năm 1941, ông Nguyễn Thiệu Lâu, giáo viên môn Sử tại trường Quốc học Huế đã tiếp bước Cadière đi tìm lăng mộ Vua Quang Trung. Sau một thời gian tìm kiếm, ông Nguyễn Thiệu Lâu đã gặp lăng Ba Vành và đã khẳng định đó chính là mộ Vua Quang Trung.

Sự kiện này đã gây chấn động dư luận lúc bấy giờ và âm ỉ kéo dài cho đến năm 1974. Ngày 29-4-1974, có một phái đoàn đã dùng trực thăng đến lăng Ba Vành để khảo sát và sau đó đi đến kết luận: Lăng Ba Vành không phải là mộ Quang Trung.

Sau đó ít lâu, một số người trong phái đoàn này đã tìm các chứng cứ để phủ nhận lại kết luận trên, họ cho rằng lăng Ba Vành chính là mộ Vua Quang Trung.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), công việc tìm kiếm lăng mộ Vua Quang Trung đã lôi cuốn nhiều cơ quan, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều trường Đại học ở Hà Nội và Huế, trong đó đáng lưu ý là công trình nghiên cứu của cụ Nguyễn Hữu Đính, nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận TP Huế. Dựa vào các dữ kiện lịch sử, quan niệm phong thủy và quan niệm chọn sính phần của vua chúa Việt Nam, cụ Đính khẳng định: Lăng Ba Vành chỉ có thể là lăng Quang Trung được triều Tây Sơn ngụy trang để phòng nguy cơ Nguyễn Ánh chiếm Phú Xuân, tàn phá lăng mộ Nguyễn Huệ. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là phỏng đoán.

Theo sử cũ, triều Cảnh Thịnh có xây một lăng mộ giả ở làng Linh Đường (Thanh Trì, Hà Nội) để sứ thần nhà Thanh sang điếu tang và sắc phong cho vua mới. Năm 1998, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tổ chức khai quật và đã chính thức xác nhận người nằm dưới mộ không phải là Vua Quang Trung.

Cuối năm 1987, ở Huế lại rộ lên "Sự kiện lăng Ba Vành và vấn đề lăng mộ Quang Trung" do ông Trần Viết Điền, cán bộ giảng dạy môn Vật lý trường ĐHSP Huế khởi xướng. Ông Điền đã đi sâu về nguyên lý dịch học và phong thủy, khai thác triệt để những chi tiết "có lý" về lăng mộ Quang Trung trong các bài thơ của Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích. Từ cơ sở này, ông Điền cũng có ý cho rằng, lăng Ba Vành là lăng của Vua Quang Trung.

Và rồi, giả thuyết này đã bị giới sử học bác bỏ bởi theo họ, chủ nhân của lăng Ba Vành là Ý đức hầu Lê Quang Đại, một vị quan dưới triều chúa Nguyễn Phúc Khoát, chết vào đầu năm 1746.

Tiếp đó, nhà khảo cứu Nguyễn Đắc Xuân (Huế) đã âm thầm vào cuộc và đưa ra một giả thiết hoàn toàn mới với những kiến giải tỉ mỉ, cụ thể dựa trên sử sách và thực tế. Theo ông, vị trí phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn và cung điện Đan Dương sau này chính là Sơn Lăng của Vua Quang Trung. Sau đó, ông Nguyễn Đắc Xuân đã tổ chức một đoàn khảo cổ gồm nhiều nhà khoa học ở Huế, khai quật đường hầm phía tây ngôi nhà 62/13/12 đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, TP Huế, để củng cố cho nhận định của mình. Đáng chú ý, ý kiến này của ông Nguyễn Đắc Xuân đã được học giả Hoàng Xuân Hãn tán đồng.

* Mộ Quang Trung ở núi Khuân Sơn?

Bất ngờ, trong số xuất bản vào tháng 10-2005, Tạp chí Xưa và Nay (Hội Sử học Việt Nam) đã công bố một tư liệu có liên quan đến vấn đề lăng mộ Vua Quang Trung. Đó là bài thơ "Kiến Quang Trung linh cữu" (Nhìn thấy linh cữu Quang Trung) của ông Lê Triệu (1771-1846), quê ở Lệ Trung, Đại Trung, Hoàng Hóa, Thanh Hóa.

Trong "Kiến Quang Trung linh cữu", ông Lê Triệu cho biết, ông đã từng đến viếng lăng mộ Vua Quang Trung ở núi Khuân Sơn và rất đau xót, phẫn nộ khi lăng mộ Quang Trung bị Gia Long - Nguyễn Ánh phá hủy.

Vậy thì núi Khuân Sơn ở đâu? "Đại Nam nhất thống chí" có chép: "Núi Khuân Sơn ở phía nam huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế), có tên nữa là Thượng Sơn, vì hình núi tròn như vựa thóc...".

Vấn đề tìm lại dấu vết liên quan đến lăng mộ Vua Quang Trung vĩ đại đã trở thành mối quan tâm của hậu thế. Vì vậy có thể nói, thông tin trên là cực kỳ quý giá đối với giới nghiên cứu sử học, khảo cổ học, nhất là đối với những người quan tâm đến triều đại Tây Sơn và Quang Trung - Nguyễn Huệ. Hy vọng, từ thông tin này, những bí ẩn về lăng mộ Vua Quang Trung sẽ được các nhà sử học, khảo cổ học nghiên cứu, giải mã và làm sáng tỏ.

  • Bảo Huy
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Lắng nghe bạn đọc, chia sẻ với bạn đọc  (17/01/2006)
Trinh sát phá án ngoại truyện  (17/01/2006)
Xuân về trên bán đảo  (17/01/2006)
10 sự kiện nổi bật của Bình Định trong năm 2005  (17/01/2006)
10 sự kiện quốc tế nổi bật trong năm 2005  (17/01/2006)
World Cup 2006: Khi đồng hồ bắt đầu đếm ngược  (17/01/2006)
VĐV Lê Minh Tùng kể chuyện đi SEA Games  (17/01/2006)
Lưỡng thủ toàn năng Châu Thị Ngọc Giao  (17/01/2006)
Thể thao Bình Định năm 2005: Thành công trên nhiều phương diện  (17/01/2006)
Câu lạc bộ Xuân Bính Tuất  (17/01/2006)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn