Thứ bảy, ngày 29/3/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Những ngọn roi, đường kiếm thất truyền của miền đất Võ
15:0', 12/1/ 2012 (GMT+7)

Ngày nay, khi nhắc đến những đường roi, bài kiếm thất truyền của miền đất Võ, người ta không thể không tiếc nuối những đường roi do Đại đô đốc Nguyễn Văn Lộc sáng tạo, thế roi “lạc côn” của ông Thủ khoa Võ  Trung Quân và bài kiếm 12 thời kháng chiến chống Pháp.

 

Cố võ sư Hồ Ngạnh đánh Đoản côn. Ảnh tư liệu của HUYỀN TRÂN

 

1.

Bình Định có tiếng là miền đất Võ có lẽ bắt đầu từ thời Tây Sơn. Phần lớn các nghĩa binh Tây Sơn đều xuất thân từ nông dân quật khởi, cả đời gắn bó với ruộng vườn, rừng núi, nên nhiều công cụ sản xuất, mưu sinh thường nhật như: cuốc, xuổng, bừa, cào cỏ, câu liêm, đòn xóc… đã được biến cải thành binh khí xung trận. Nhiều danh tướng Tây Sơn xuất thân từ nông dân đã nghiên cứu sáng tạo ra nhiều bài võ mới. Trong số các bài võ của tướng lĩnh Tây Sơn, những bài roi của Đại đô đốc Nguyễn Văn Lộc được dân gian nhắc đến nhiều nhất.

Tương truyền, chính Đại đô đốc Nguyễn Văn Lộc đã truyền dạy các bí pháp này cho nhiều võ tướng, nghĩa sĩ và các dòng tộc, danh sư ở Bình Định, trong đó có dòng họ Võ, họ Đinh, họ Đặng, họ Hồ… Bài roi này được truyền lại cho võ sư Hồ Nhu (tên thường gọi Hồ Ngạnh) và nay được các con cháu họ Hồ truyền lưu. Ngoài Hồ Ngạnh ra, còn có nhiều danh sư như: Bầu Đê, Trung Quân, Hồ Khiêm, Đội Sẻ, Năm Nghĩa, Hồ Hữu Tường đã kế thừa xuất sắc các đường roi tuyệt kỹ kể trên.   

Kể về ông Bầu Đê, sách “Võ Nhân Bình Định” của Quách Tấn – Quách Giao viết: Đây là phép mượn sức đối phương để triệt hạ đối phương. Việc đánh văng roi đối phương ra xa, không phải chỉ có sức lực của ông, mà còn mượn sức lực của cả đối phương với của ông cộng lại. Khi xuất chiêu phải lựa chiều, nếu đánh xuôi theo chiều mở bàn tay, thì ngọn roi bị cả bàn tay giữ (cản) lại, không tuột ra được để bay đi, vì vậy nên phải bất thần và nhanh như chớp đảo bộ, chuyển hướng đánh ngược trở lại…

Còn tuyệt kỹ đâm đầu roi vào nách của đối phương là một bí quyết, được gọi nôm na là “đâm so đũa”. Khi ra đòn, ông luồn ngọn roi theo thân roi của địch thủ đang dốc toàn lực đâm tới (tức là 2 đường roi đi song song nhau, áp sát vào nhau, nhưng ngược chiều nhau). Ông lý giải, đấu võ cũng như đánh giặc, phải tìm cho được kẽ hở của đối phương, cho dù khe hở nhỏ nhất, để dồn lực tấn công vào đó, thì đối thủ sẽ bối rối, trở tay không kịp.

Đất Võ Bình Định không thiếu người nối nghiệp nên các thế hệ kế tiếp, như danh sư: Hồ Hải, Hồ Cường, Cai Quên, Xã Trấp, Xã Nung, Bắc Hà, Lê Công Trí (Hương Lễ Nghè), Trần Hựu (Trần Công Dạng), Bảy Lịch, Hai Tửu, Bộ Lâm, Hai Ký, Huỳnh Ứng, Trường Định… tiếp tục bổ sung, cải tiến bài roi và sử dụng loại roi có chiều cao ngang tầm mí mắt của người sử dụng (tề mi côn). Loại roi này có đặc điểm đánh cả 2 đầu, đa năng, cực kỳ hóc hiểm. 

Nhưng có lẽ một phần do các bài roi ấy quá cao siêu, phần khác do các đường roi quá độc hiểm, nên các bậc tiền bối không dám truyền hết cho người đời sau. Bởi thế mà sau này các võ sư như: Dư Đính, Huỳnh Xuyến, Hồ Cừu, Hồ Tuyền, Lê Thành Phiên (Bản Hào), Tân Tạo (Năm Tạo), Song Bá, Hồ Sừng (cháu nội Hồ Nhu), Hồ Cương, Hồ Sơn Kỳ… không học được đây đủ những đường roi truyền thuyết đó nữa.

 

Hai nữ võ sĩ Trà Huy và Tuyết Trinh biểu diễn kiếm. Ảnh: ĐÀO TIẾN ĐẠT

 

2.

Cụ Trung Quân người ở vùng Đông Lâm, Thọ Lộc, huyện Bình Khê (huyện Tây Sơn ngày nay), ông nội của Đội Bốn, phục vụ tại thành Bình Định trước năm 1945. Lúc bấy giờ Bình Định chưa có trường thi võ nên cụ phải ra Huế thi. Cụ Trung Quân nổi tiếng với đường roi “lạc côn” linh diệu.

“Lạc côn” là một thế roi dùng để đánh lừa địch thủ. Trong lúc tiến đâm, giả vờ đánh rơi đầu roi ra khỏi tay (tay cầm roi phía trước) xuống đất, ở vào khoảng giữa 2 chân của đối phương. Nếu đối phương không biết, chớp thời cơ lướt nhanh tới đâm, sẽ mắc mưu ngay. Chỉ chờ hành động ấy, người thả roi lập tức đảo người sang một bên để tránh roi đối phương, rồi dùng chân trước móc và hất tung đầu ngọn roi của mình, đang ở giữa 2 chân đối phương lên thật mạnh, đúng vào thời điểm đối phương đang tiến tới đâm, đối phương sẽ mất thăng bằng... Thắng bại quyết định ngay trong tích tắc đó.

Tuy nhiên, khi áp dụng bí quyết này, phải luôn cảnh giác, đề phòng mặt trái của nó, nhất là trong trường hợp đối thủ cao kiến hơn, đoán biết đó là thế “lạc côn” thì khi đầu roi mới vừa chạm đất. Lúc này, người phá thế đá văng đầu roi ra xa, rồi đâm roi thẳng vào...       

3.

Dưới thời Pháp thuộc, các nhà nghiên cứu võ học Bình Định còn rút tỉa các độc chiêu của các bài kiếm “đoạt mệnh” của dân tộc, để kiến lập bài kiếm mang tên “Mười hai”. Gọi như thế là bởi bài kiếm này chỉ có 12 động tác, gồm các thế đâm, chém, chặt, cắt, bổ, xốc trực diện vào các tử huyệt của đối phương. Hoàn toàn không có phần “bái tổ”, không có những động tác quay, múa, khoa trương, uyển chuyển đẹp mắt. Mỗi đường kiếm tung ra đều nhanh, mạnh, bén và chuẩn xác để hạ thủ đối phương nhanh nhất, không cho đối phương trở tay chống đỡ. Trong các trận giao chiến với kẻ thù, quân và dân ta, nhất là ở vùng Trung Trung Bộ đã dùng các thế kiếm này, để đánh “giáp lá cà” và thường giành thắng lợi vang dội.

Điều đáng tiếc là những bài võ ấy, nay đã mai một, chỉ còn trong ký ức, trong lời kể của một vài người am hiểu.

  • Phạm Phong
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Trẻ và khát khao hơn!  (12/01/2012)
Phố văn công  (12/01/2012)
THƠ  (11/01/2012)
Kỳ thú lăng Ông  (10/01/2012)
Cũng may em chưa ngoại tình  (11/01/2012)
Dương Thanh Hào - đường đến SEA Games  (10/01/2012)
Những không gian cà phê Quy Nhơn  (10/01/2012)
Năm Thìn kể chuyện xương rồng  (10/01/2012)
“30 năm ấy, chân không nghỉ”(*)  (23/01/2011)
Năm mới, thắng lợi mới!  (23/01/2011)
Tạo sự chuyển biến chung trên toàn xã hội  (23/01/2011)
Tập trung mọi nỗ lực, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn  (23/01/2011)
Những sự kiện nổi bật của tỉnh năm 2010  (23/01/2011)
Để xanh lại những vườn dừa  (23/01/2011)
Khởi sắc & kỳ vọng  (23/01/2011)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn