Thứ bảy, ngày 29/3/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Bánh ít lá gai
16:39', 13/1/ 2012 (GMT+7)

Bánh ít lá gai từ lâu đã được xếp vào hàng đặc sản của vùng đất Bình Định, nhưng vẫn có nhiều người thắc mắc về nguồn gốc loại bánh này từ câu ca dao: “Muốn ăn bánh ít lá gai, lấy chồng Bình Định cho dài đường đi”. Thắc mắc là phải vì bánh ít lá gai đâu chỉ có riêng ở Bình Định… 

 

Cơ sở bà Dư mỗi ngày sản xuất hơn 2.000 bánh ít lá gai theo đơn đặt hàng của khách trong và ngoài tỉnh.

 

Có nguồn gốc từ Bình Định?

Trên một diễn đàn mạng của những người con quê hương Bình Định, chủ đề “Tại sao ăn bánh ít lá gai… phải lấy chồng Bình Định” đã được trao đổi sôi nổi. Một cô gái ở Hà Nội cho rằng: “Phải sửa như thế này mới đúng: Vì muốn lấy chồng Bình Định nên thích ăn bánh ít lá gai. Vậy mà có người ăn bánh ít lá gai hoài vẫn không lấy được chồng Bình Định”. Một bạn nam khác thì “bình loạn”: “Sao không là “lấy vợ Bình Định cho dài đường đi”? Có lẽ câu ca dao này nhằm “tiếp thị” cho trai Bình Định như câu “Ai về Bình Định cùng anh. Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa”… Đường đến trái tim người phụ nữ gần nhất là qua “dạ dày”, nên chỉ lấy những món ngon gán cho các anh để “mồi” các chị !?.”.

Không thể biết được chính xác hoàn cảnh ra đời của câu ca dao này để phân tích đúng về mặt ý nghĩa. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, xét về mặt nghĩa đen của nội dung ca dao, thì thời điểm ra đời câu ca dao này bánh ít lá gai mới chỉ có ở Bình Định.  Dân gian Bình Định cũng đã lấy hình ảnh bánh ít để đặt tên cho tháp Bánh Ít (niên đại cuối thế kỉ XI đầu thế kỉ XII) ở huyện Tuy Phước, trong khi tài liệu sử cũ thì lại gọi tên là tháp Thị Thiện. Bánh ít đi vào ca dao, trở thành tên chính thức của tháp Chăm là điều không địa phương khác nào có được.

 

Bánh ít lá gai Bình Định có hương vị và hình dáng độc đáo riêng.

 

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì mặc dù bánh ít có ở nhiều nơi, nhưng bánh ít lá gai thì chỉ có ở vùng Nam Trung Bộ như Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Tuy nhiên, xét về độ ngon, sự nổi tiếng, cách làm bánh đa dạng và phổ biến trong dân chúng thì bánh ít lá gai Bình Định phải đứng đầu. “Việc trồng cây gai rất phổ biến ở các làng quê Bình Định. Người phụ nữ quê trước đây, thường ai cũng biết làm bánh ít lá gai, món bánh bắt buộc phải có và sử dụng rất nhiều trong đám giỗ, hiếu hỷ.  Khách ăn giỗ xong khi ra về đều được chủ nhà tặng vài chiếc bánh ít làm quà. Vợ chồng tôi mỗi lần vào thăm gia đình con trai tại TP HCM đều mua cho mấy trăm cái bánh ít lá gai, đây là món bánh ưa thích của hai cô con dâu người Hà Tĩnh, Huế…”, nhà phong hóa Bình Định Huỳnh Kim Bửu cho biết.

Như vậy, có phải bánh ít lá gai là đặc sản có nguồn gốc từ Bình Định, sau này mới lan rộng ra các địa phương khác ven biển miền Trung? Điều này chưa thể khẳng định chắc chắn, nhưng hoàn toàn có cơ sở bởi văn hóa ẩm thực truyền thống Bình Định rất đặc sắc, từ bề dày lịch sử…

Bánh ít lá gai ngày càng “dài đường đi”

Truyền thống làm bánh ít lá gai vẫn còn được giữ gìn ở nhiều làng quê trong tỉnh. Đi đến địa phương nào cũng dễ dàng tìm thấy những cơ sở làm bánh ít lá gai, nổi tiếng nhất là cơ sở bà Dư ở thôn Trung Tín 1, thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước). Hiện cơ sở bà Dư có khoảng 10 thợ, mỗi ngày trung bình sản xuất hơn 2.000 cái bánh ít lá gai theo đặt hàng. Nhẩm tính thì chỉ riêng cơ sở bà Dư đã sản xuất mỗi tháng gần 70.000 cái bánh ít lá gai, mỗi năm hơn 800.000 cái phục vụ nhu cầu. Đây là con số tiêu thụ bánh ít lá gai ấn tượng trước sự lấn át của rất nhiều loại bánh thơm ngon, mẫu mã bắt mắt ngày hôm nay.

Chị Võ Thị Bích Thủy, con dâu bà Dư, cho biết: “Bánh ít lá gai của chúng tôi làm theo phương thức thủ công truyền thống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có các khâu xử lý nguyên liệu kỹ nên có thể để lâu. Mỗi ngày, chúng tôi cung cấp ổn định 1.000 cái cho khách hàng ở TP HCM, 500 cái cho sân bay Phù Cát, còn lại phục vụ những khách hàng trong và ngoài tỉnh. Nhiều Việt kiều ở các nước Nhật, Mỹ, Đức… mỗi lần về quê đều tìm đến mua mấy trăm cái mang đi”. Cơ sở bánh ít bà Dư đã được mời tham gia Festival Lúa Gạo Việt Nam 2009 tại tỉnh Hậu Giang, được Đài Truyền hình TP HCM, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình quảng bá về đặc sản Bình Định.

 

Website riêng www.banhitlagai.com của Nguyễn Trọng Khoa.

 

Một trong những khách hàng ruột của cơ sở bà Dư là anh Nguyễn Trọng Khoa đã góp phần rất tích cực cho việc quảng bá bánh ít lá gai Bình Định. Khi quyết định từ bỏ công việc Giám đốc Makerting của FPT Online để kinh doanh ẩm thực đặc sản Bình Định tại TP HCM, anh Khoa đã chọn bánh ít lá gai bà Dư là mặt hàng chủ lực. Anh Khoa tâm sự: “Bánh ít lá gai là đặc sản Bình Định mà tôi tâm huyết. Từ cái tên, hình dáng, công sức của những người làm ra những cái bánh ít lá gai quá lớn, nó không phải là một cái bánh đơn thuần như những loại bánh khác mà bao hàm cả ý nghĩa văn hóa sâu sắc…”. Anh Khoa còn đầu tư công sức, kinh phí lập ra trang website riêng www.banhitlagai.com để quảng bá bánh ít lá gai Bình Định, đến nay thu hút được gần 8.000 lượt truy cập. Đặc biệt khi được mời viếng thăm Trụ sở chính Facebook ở Hoa Kỳ, anh đã đem theo 500 cái bánh ít lá gai Bình Định mời mọi người thưởng thức và gây được ấn tượng mạnh cho đặc sản Bình Định. 

Hiện tại, nếu đánh cụm từ “bánh ít lá gai” trên công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên Internet là Google thì có được 314.000 kết quả, trong đó phần lớn đều nói về bánh ít lá gai Bình Định. Điều này khẳng định bánh ít lá gai đã trở thành một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của Bình Định, là “thương hiệu hàng đầu” trong các địa phương có làm bánh ít lá gai. Vì vậy đông đảo người say mê ẩm thực ở khắp mọi nơi đều thống nhất rằng câu ca dao “Muốn ăn bánh ít lá gai, lấy chồng Bình Định cho dài đường đi” vẫn luôn khẳng định được giá trị riêng….

  • Hoài Thu
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Con gái đất Võ  (12/01/2012)
Những ngọn roi, đường kiếm thất truyền của miền đất Võ  (12/01/2012)
Trẻ và khát khao hơn!  (12/01/2012)
Phố văn công  (12/01/2012)
THƠ  (11/01/2012)
Kỳ thú lăng Ông  (10/01/2012)
Cũng may em chưa ngoại tình  (11/01/2012)
Dương Thanh Hào - đường đến SEA Games  (10/01/2012)
Những không gian cà phê Quy Nhơn  (10/01/2012)
Năm Thìn kể chuyện xương rồng  (10/01/2012)
“30 năm ấy, chân không nghỉ”(*)  (23/01/2011)
Năm mới, thắng lợi mới!  (23/01/2011)
Tạo sự chuyển biến chung trên toàn xã hội  (23/01/2011)
Tập trung mọi nỗ lực, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn  (23/01/2011)
Những sự kiện nổi bật của tỉnh năm 2010  (23/01/2011)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn