Một công trình kiến trúc đẹp
17:1', 16/11/ 2008 (GMT+7)

Nơi đầu tiên mà Công giáo đặt chân đến ở Bình Định có lẽ là Nước Mặn (Phước Quang – Tuy Phước). Trong tác phẩm Xứ Đàng Trong năm 1621, Cristophoro Borri kể lại chuyện ông được một viên quan trấn thủ Quy Nhơn tiếp đón nồng hậu, cho phép và hỗ trợ việc xây dựng nhà thờ để truyền đạo. Kỹ thuật xây dựng, phong cách kiến trúc và vật liệu hiện đại mang đậm dấu ấn châu Âu đã xuất hiện ở đây lần đầu tiên có lẽ là trên những công trình nhà thờ Công giáo. Tiểu chủng viện Làng Sông với hàng trăm năm tuổi là một công trình như thế.

Người dân địa phương vẫn quen gọi đây là Nhà thờ Lòng Sông, tuy nhiên trên cổng của chủng viện lại đề “Tiểu chủng viện Lòng Sông” ? Vậy gọi Làng hay là Lòng mới đúng. Truy tầm thông tin trên các trang web có liên quan hết thảy đều gọi thống nhất một tên Tiểu chủng viện Làng Sông. Như vậy có thể hiểu Lòng Sông là cách mà người dân địa phương quen gọi, còn cách ghi trên cổng có thể là do khi quét vôi lại người ta đã kẻ vẽ nhầm. Năm 1964 Chủng Viện Làng Sông đã tổ chức lễ mừng 100 năm thành lập chủng viện, như vậy tính đến nay cơ sở tôn giáo này đã có 144 năm tuổi.

Thời kì đầu chắc chắn cơ sở của chủng viện hết sức đơn sơ. Năm 1891 nhà nguyện của chủng viện được xây bằng gạch ngói. Quãng năm 1960, nhà nguyện này được tu sửa thêm nhưng vẫn giữ nguyên dáng vóc gốc. Khoảng năm 1994-1996 nhà nguyện được sửa chữa khá nhiều mặc dù không còn hoạt động nữa. Năm 1925, Giám đốc chủng viện Làng sông là Cố Định (Gagnaire) phá bỏ hai dãy nhà tranh tre và xây dựng hai dãy nhà hai tầng kiên cố hai bên nhà nguyện. Hai dãy nhà này được giữ gìn khá tốt và hiện đang được làm lại toàn bộ dàn cửa gỗ.

Tiểu chủng viện Làng Sông một công trình kiến trúc cổ theo phong cách Gotic, đẹp và hài hòa với môi trường tự nhiên, là những hàng sao xanh cổ nhất tỉnh Bình Định…

Tiểu chủng viện Làng Sông nằm giữa một cánh đồng rộng, trên một gò đất khá cao.

 

Cổng Tiểu chủng viện được thiết kế đơn giản, nhỏ nhưng đẹp với nét khiêm nhường.

 

Dưới bóng râm của những hàng sao xanh cổ thụ hàng trăm tuổi, tòa nhà nguyện vụt vươn lên thanh thoát. Những công trình kiến trúc tôn giáo hoành tráng thường khiến người ta tự nhiên trở nên nhỏ bé trước tạo hóa. Nhưng trong một buổi sáng mùa Đông tĩnh mịch ở Làng Sông, sự gần gũi chan hòa trong bóng nắng nhảy múa khiến cảm giác an hòa lặng lẽ len vào tâm hồn.

 

Tiểu chủng viện Làng Sông là một công trình kiến trúc theo phong cách Gotic đẹp với đặc trưng tháp “bút chì”  cao vút, hành lang với cổng vòm cuốn thanh thoát, nhiều cột vuông…

 

Mặc dù nằm giữa cánh đồng, hài hòa với màu xanh ruộng đồng chung quanh nhưng trong khuôn viên chủng viện những hàng sao vẫn được trồng với quy hoạch hợp lí, hài hòa với các khối nhà. Ở Bình Định hiện nay đây là hàng cây cổ thụ  được giữ gìn tốt và đẹp vào hạng nhất.

 

Mặc dù là một công trình kiến trúc tôn giáo nhưng tại Tiểu chủng viện Làng Sông sự hài hòa giữa thiên nhiên - con người – công trình đạt đến mức độ cao, tạo được ấn tượng mạnh mẽ nhất. Những khối nhà ở đây được bố trí nép dưới, khuất sau những hàng cây, rặng chuối và những lối đi xanh bóng cỏ hoa.

  • Bá Phùng
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Quy Nhơn, nhìn từ độ cao hơn 580 mét…  (11/11/2008)
Gốm Vân Sơn  (02/11/2008)
Hân hoan ngày khai trường   (06/09/2008)
Ấn tượng Festival...  (06/08/2008)
Bánh tráng nước dừa kỷ lục Việt Nam  (26/07/2008)
Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển tại Quy Nhơn  (22/07/2008)
Về thăm Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân  (17/07/2008)
Quy Nhơn nhộn nhịp đón sĩ tử  (03/07/2008)
Hè vế phố biển  (01/07/2008)
Phù Mỹ mùa hoa ngâu...  (20/06/2008)
Kỷ niệm 225 năm Ngày sinh Hoàng đế Quang Trung   (08/06/2008)
Sôi nổi những cuộc thi, trò chơi miền biển  (25/05/2008)
Đậm đà lễ hội vùng cao  (20/05/2008)
Dệt “hồn núi” giữa đồng bằng  (13/05/2008)
Sôi động Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển huyện Hoài Nhơn lần thứ I - 2008   (02/05/2008)