Nghề dệt ở vùng Nam thôn Phương Danh, thị trấn Đập Đá (huyện An Nhơn) được hình thành và nổi tiếng từ lâu, đặc biệt là mặt hàng thổ cẩm. Thời cực thịnh, thổ cẩm Phương Danh rất được đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền Trung và Tây Nguyên ưa chuộng, sản phẩm làm ra không đáp ứng kịp nhu cầu thị trường. Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, cùng với sự thăng trầm của nghề dệt Nam Phương Danh, nghề dệt thổ cẩm ở đây không còn phồn thịnh nhưng còn được duy trì trong một vài gia đình. Nếu có dịp, hãy ghé thăm cơ sở dệt vải thổ cẩm của ông Nguyễn Văn Minh ở khu vực Nam thôn Phương Danh, thị trấn Đập Đá các bạn sẽ được chứng kiến nghề dệt “hồn núi” giữa đồng bằng, với những hình ảnh dân dã, mộc mạc nơi làng quê yên bình...
|
Quay sợi trước khi đưa vào khung cửi để dệt. |
|
|
Đảm nhận việc quay sợi vừa giúp cụ già có việc làm lúc rảnh rỗi, vừa hàn huyên tâm sự với nhau. |
|
|
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Hải, 77 tuổi, người đã có hơn 60 năm gắn bó với nghề dệt ở Nam Phương Danh. Đây là người đàn ông hiếm hoi chịu kiên trì giữ nghề dệt thổ cẩm, vốn đòi hỏi nhiều sự khéo tay, tỉ mỉ. |
|
|
Vải thổ cẩm được dệt theo phương thức của người kinh, trên những chiếc khung cửi gia truyền có tuổi đời gần 2/3 thế kỷ. |
|
|
Nghệ nhân Nguyễn Thị Thương, người đã có hơn 50 năm gắn bó với nghề dệt ở Nam Phương Danh |
|
|
Dệt thổ cẩm Nam Phương Danh độc đáo ở cách thức dệt gia truyền, đòi hỏi phải dùng nhiều sức người, với sự phối hợp nhịp nhàng giữa chân và tay điều khiển khung cưởi thì sản phẩm làm ra mới có hoa văn đều, đẹp. |
|
|
Mỗi sản phẩm thổ cẩm được dệt ra với số lượng lớn, thành từng cây vải có kích thước 0,9m x 25 m, 0,6m x 24 m…và màu sắc, hoa văn tùy theo yêu cầu của khách hàng. Giá bán mỗi mét vải thổ cẩm dao động trên dưới 25 nghìn đồng tùy từng thời điểm của thị trường. | |
|