Sẽ tổ chức việc dạy, học tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số
15:42', 4/10/ 2006 (GMT+7)

Nhằm bảo tồn và phát huy tiếng nói và chữ viết các dân tộc, thời gian qua tỉnh đã có nhiều chủ trương chính sách như biên dịch, in ấn sách giáo khoa tiếng dân tộc, xây dựng chương trình phát thanh tiếng Chăm, H’rê, Bana với tần suất phát sóng 01 lần/tuần…

 

Nâng cao trình độ dân trí là chiến lược tạo nền tảng cơ sở để bảo tồn và phát huy tiếng nói và chữ viết các dân tộc thiểu số ở Bình Định. Trong ảnh: Học sinh của trường Tiểu học Canh Liên, huyện Vân Canh.

 

Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định chiếm 2% tổng số dân trên địa bàn toàn tỉnh; có 3 dân tộc chủ yếu là Bana (chiếm 55,9% so với đồng bào các dân tộc thiểu số), H’rê (26,6%) và Chăm (16,6%), địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số tập trung ở 22 xã thuộc các huyện An Lão, Vân Canh, Hoài Ân và Tây Sơn.

Qua 25 năm thực hiện việc bảo tồn và phát huy tiếng nói và chữ viết các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã đem lại một số kết quả nhất định. Tiếng nói đã được bảo tồn và phát huy đúng mức. Chữ viết của 3 dân tộc chính Bana, Chăm, H’rê từ chỗ chưa có nay đã sưu tầm biên dịch nghiệm thu xong ở Hội đồng khoa học cấp tỉnh.

Tỉnh Bình Định đã tổ chức dạy, học tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số ở bậc phổ thông, bổ túc văn hóa; ký hợp đồng với Viện Ngôn ngữ Trung ương biên dịch, hoàn chỉnh hệ thống ngôn ngữ 3 thứ tiếng của 3 dân tộc thiểu số chính ở Bình Định: Bana, H’rê, Chăm; sau khi hoàn thành sẽ tổ chức việc dạy, học tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số ở bậc phổ thông, bổ túc văn hóa.

Tổ chức lớp học tiếng dân tộc cho cán bộ công chức đang công tác ở vùng dân tộc, đến nay đã dạy trên 200 học viên để phục vụ kịp thời cho công tác. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã xây dựng chương trình phát thanh tiếng Chăm, Bana, H’rê với tần suất phát sóng 1/tuần/lần và phát sóng truyền hình 1/tháng/lần; Đài Phát thanh - Truyền hình huyện vùng dân tộc miền núi thường xuyên hằng ngày xây dựng chương trình phát thanh 2 thứ tiếng gồm tiếng phổ thông và tiếng dân tộc thiểu số, tiếp phát truyền hình và truyền thanh các chương trình phát tiếng dân tộc của Đài tỉnh. Việc sử dụng tiếng dân tộc trên phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần nhanh chóng đưa chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến với bà con các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng thời qua đó đã bảo tồn và phát huy tiếng nói các dân tộc thiểu số.

  • Đ.A
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đã xác định thức ăn gây ngộ độc là canh dưa hồng  (04/10/2006)
Nợ BHXH nhiều nhất là các công ty thuộc khối DN nhà nước  (04/10/2006)
Rộn rã giao quân đợt hai  (04/10/2006)
Hỗ trợ 460 triệu đồng cho các tỉnh, thành bị thiệt hại do bão số 6  (04/10/2006)
12 tàu cá của ngư dân Bình Định bị chìm, hư hỏng nặng  (03/10/2006)
Quá tải khám bệnh diện bảo hiểm y tế ?  (03/10/2006)
Giao quân đợt 2 tại 4 huyện  (03/10/2006)
Vẫn còn chuệch choạc  (03/10/2006)
Hội Chữ thập Đỏ Bình Định viếng 4 học sinh chết đuối  (02/10/2006)
An Lão: Khẩn trương sửa lại những ngôi nhà bị tốc mái  (02/10/2006)
Qua 5 năm thực hiện cải cách hành chính: Những kết quả đạt được  (02/10/2006)
Trường Quốc học Quy Nhơn: Kỷ niệm 85 năm thành lập trường  (02/10/2006)
Di dời khẩn cấp hơn 4.000 hộ dân trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn   (30/09/2006)
Bão số 6 cách bờ biển Đà Nẵng - Quảng Ngãi khoảng 300 km   (30/09/2006)
Thăm và tặng quà cho các cụ trên 100 tuổi tại Phù Mỹ   (30/09/2006)